Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
hoang

cảm nhận của em về câu tục ngữ "không thầy đố mày làm nên

Trần Diệu Linh
5 tháng 3 2018 lúc 19:11
Từ ngàn xưa, ông cha ta vốn có truyền thống "Tôn sư trọng đạo". Theo quan niệm "Quân, sư, phụ" thì người thầy luôn giữ một vị trí rất quan trọng trong xã hội, nhất là đối với sự nghiệp của người học trò. Bởi lẽ đó tục ngữ mới có câu "Không thầy đố mày làm nên". Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò của người thầy trong công tác giáo dục và nhắc nhở con cháu phải biết ơn, biết trọng thầy.

Ngày nay, với một thời đại mới mà khoa học kĩ thuật và nhu cầu vật chất của con người, của xã hội đang phát triển mạnh thì ta cần hiểu lời dạy trên như thế nào cho đúng.

Câu tục ngữ tuy giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. "Làm nên" ở dây có nghĩa là có được sự nghiệp, thành đạt công danh. Như

vậy, nếu không có người thầy thì người trò không thể nào thành đạt duợc. Câu tục ngữ như một lời thách thức "đố mày", đồng thời cũng là lời răn dạy mạng tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy trong sự thành đạt, làm được việc của người trò.

Thật vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang trí óc cho ta để ta biết những điều hay, điều lạ. Lúc còn bé thơ, khi lần đầu đến trường, thầy là người cầm tay ta nắn nót từng chữ cái, từng con số, rồi dạy ta đọc vần, đọc chữ... Dần dần ta mới có được những kiến thức, những hiểu biết cao hơn, rộng hơn như ngày hôm nay. Như vậy, công ơn cua người thầy quá là to lớn. Công ơn ấy có thể thành công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ ; bởi cha mẹ có công sinh ta ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn, còn người thầy có công "khai hóa" trí não ta, dẫn dắt ta đến một tương lai tươi sáng.

Trước kia theo lối học khoa bảng, người học trò hoàn toàn phụ thuộc vào một người thầy. Thầy dạy gì trò học nấy. Người thầy là người quyết định tài năng và sự thành đạt của người học trò. Vì vậy mới có Nguyễn Dữ (học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm), Phạm Sư Mạnh (học trò cua thầy Chu Văn An)... đã làm rạng danh cho người thầy. Cho nên ông cha ta dạy "không thầy đố mày làm nên" là không sai.

Ngày nay, để phù hợp với thời đại tiến bộ của khoa học, việc học tập có nhiều thay đổi. Người học trò học nhiều môn học và được nhiều thầy giảng dạy, hướng dẫn học. Giờ đây, người thầy đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là chỉ truyền đạt kiên thức, hướng dẫn cho người học trò học tập, nghiên cứu. Và kiên thức ấy có được tiếp thu và áp dụng thực hành tốt hay không là do ở người trò. Như vậy, người trò trở thành người chủ dộng. Hay nói cách khác, người học trò phải tự thân vận động và đây mới là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. Vì lẽ đó cho liên người học trò phải biết chắt lọc, sáng tạo những kiến thức mà người thầy đã cung cấp và biến nó thành "vốn riêng" riêng của bản thân để thực hành áp dụng cho có kết quả. "Thầy dạy tốt, trò học tốt" chắc chắn sẽ đạt được nhiều thành quả tốt dẹp. Như vậy, dẫu cho ngày nay vai trò của người thầy không còn quan trọng tuyệt đối như trước kia nữa nhưng ta cũng phải nhìn nhận rằng những kiên thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao cùa người thay bồi dưỡng vun đắp nên. Và những kiến thúc ấy là những viên gạch tiếp nổi, tiếp nối xây nên những nấc thang để ta vững bước đi lên trên đường đời. Chiến luợc điều này ta càng thấm thía câu tục ngữ "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy) mà ông cha tạ nhắc nhở bao đời nay. Vì vậy bổn phận của người học trò là phải biết ơn thầy cô giáo. Đó là đạo lí làm người, là hành vi của người có nhân cách. Đây cũng là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh tốt dẹp.

Thế nhưng, hiện nay trong xã hội ta còn biết bao kẻ "ăn cháo đá bát". Họ đã quên công ơn của thầy cô giáo, những người đã từng dạy dỗ, rén luyện nó nên người. Những hạng người ấy đáng để cho người đời chê trách và phê phán. Thậm chí còn có những kẻ đối xứ tệ bạc với thầy cô như chửi mang, hành hung làm xúc phạm đến danh dự, đến nghề nghiệp của thầy cô giáo. Phải chăng đây là hành động biết nói của những hạng người vô liêm sĩ ?

Ngày nay, người "thầy" cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn những người "dạy nghề". Bởi lẽ đâu phải nhất thiết sự thành đạt "làm liều" của người học trò đều phải là "mảnh bằng" là "học vị", mà mỗi người học sinh phải tự hướng mình, tương lai mình bằng một nghề nghiệp thích hợp và ổn định. Và nghề nghiệp đó cũng cần phải có người hướng dẫn, chỉ dạy mới làm nên được. Như vậy, dù ở lĩnh vực nào vai trò và vị trí của người thầy vẫn còn quan trọng trong việc dìu dắt hướng dẫn người học trò đi đến kết quả tốt đẹp. Và kết quả ấy có rực rỡ vinh quang hay không là do bản thân nỗ lực của ngươi học trò. Bên cạnh đó, gia đình, bạn bè, sách vở và xã hội cũng là những yếu tố không kém quan trọng để góp phần vào việc "làm nên" ấy.

Suy nghĩ của em về câu nói: Không thầy đố mày làm nên.

Biết ơn thầy, yêu kinh thầy là nghĩa vụ thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là tinh cảm không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta. "Không thầy đố mày làm nên" mãi mãi là lời nhắc nhở, giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay.

Phạm Thu Thủy
10 tháng 3 2018 lúc 20:21

Ngày nay, với một thời đại mới mà khoa học kĩ thuật và nhu cầu vật chất của con người, của xã hội đang phát triển mạnh thì ta cần hiểu lời dạy trên như thế nào cho đúng.

Câu tục ngữ tuy giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. "Làm nên" ở dây có nghĩa là có được sự nghiệp, thành đạt công danh. Như

vậy, nếu không có người thầy thì người trò không thể nào thành đạt duợc. Câu tục ngữ như một lời thách thức "đố mày", đồng thời cũng là lời răn dạy mạng tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy trong sự thành đạt, làm được việc của người trò.

Thật vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang trí óc cho ta để ta biết những điều hay, điều lạ. Lúc còn bé thơ, khi lần đầu đến trường, thầy là người cầm tay ta nắn nót từng chữ cái, từng con số, rồi dạy ta đọc vần, đọc chữ... Dần dần ta mới có được những kiến thức, những hiểu biết cao hơn, rộng hơn như ngày hôm nay. Như vậy, công ơn cua người thầy quá là to lớn. Công ơn ấy có thể thành công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ ; bởi cha mẹ có công sinh ta ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn, còn người thầy có công "khai hóa" trí não ta, dẫn dắt ta đến một tương lai tươi sáng.

Trước kia theo lối học khoa bảng, người học trò hoàn toàn phụ thuộc vào một người thầy. Thầy dạy gì trò học nấy. Người thầy là người quyết định tài năng và sự thành đạt của người học trò. Vì vậy mới có Nguyễn Dữ (học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm), Phạm Sư Mạnh (học trò cua thầy Chu Văn An)... đã làm rạng danh cho người thầy. Cho nên ông cha ta dạy "không thầy đố mày làm nên" là không sai.

Ngày nay, để phù hợp với thời đại tiến bộ của khoa học, việc học tập có nhiều thay đổi. Người học trò học nhiều môn học và được nhiều thầy giảng dạy, hướng dẫn học. Giờ đây, người thầy đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là chỉ truyền đạt kiên thức, hướng dẫn cho người học trò học tập, nghiên cứu. Và kiên thức ấy có được tiếp thu và áp dụng thực hành tốt hay không là do ở người trò. Như vậy, người trò trở thành người chủ dộng. Hay nói cách khác, người học trò phải tự thân vận động và đây mới là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. Vì lẽ đó cho liên người học trò phải biết chắt lọc, sáng tạo những kiến thức mà người thầy đã cung cấp và biến nó thành "vốn riêng" riêng của bản thân để thực hành áp dụng cho có kết quả. "Thầy dạy tốt, trò học tốt" chắc chắn sẽ đạt được nhiều thành quả tốt dẹp. Như vậy, dẫu cho ngày nay vai trò của người thầy không còn quan trọng tuyệt đối như trước kia nữa nhưng ta cũng phải nhìn nhận rằng những kiên thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao cùa người thay bồi dưỡng vun đắp nên. Và những kiến thúc ấy là những viên gạch tiếp nổi, tiếp nối xây nên những nấc thang để ta vững bước đi lên trên đường đời. Chiến luợc điều này ta càng thấm thía câu tục ngữ "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy) mà ông cha tạ nhắc nhở bao đời nay. Vì vậy bổn phận của người học trò là phải biết ơn thầy cô giáo. Đó là đạo lí làm người, là hành vi của người có nhân cách. Đây cũng là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh tốt dẹp.

Thế nhưng, hiện nay trong xã hội ta còn biết bao kẻ "ăn cháo đá bát". Họ đã quên công ơn của thầy cô giáo, những người đã từng dạy dỗ, rén luyện nó nên người. Những hạng người ấy đáng để cho người đời chê trách và phê phán. Thậm chí còn có những kẻ đối xứ tệ bạc với thầy cô như chửi mang, hành hung làm xúc phạm đến danh dự, đến nghề nghiệp của thầy cô giáo. Phải chăng đây là hành động biết nói của những hạng người vô liêm sĩ ?

Ngày nay, người "thầy" cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn những người "dạy nghề". Bởi lẽ đâu phải nhất thiết sự thành đạt "làm liều" của người học trò đều phải là "mảnh bằng" là "học vị", mà mỗi người học sinh phải tự hướng mình, tương lai mình bằng một nghề nghiệp thích hợp và ổn định. Và nghề nghiệp đó cũng cần phải có người hướng dẫn, chỉ dạy mới làm nên được. Như vậy, dù ở lĩnh vực nào vai trò và vị trí của người thầy vẫn còn quan trọng trong việc dìu dắt hướng dẫn người học trò đi đến kết quả tốt đẹp. Và kết quả ấy có rực rỡ vinh quang hay không là do bản thân nỗ lực của ngươi học trò. Bên cạnh đó, gia đình, bạn bè, sách vở và xã hội cũng là những yếu tố không kém quan trọng để góp phần vào việc "làm nên" ấy

Biết ơn thầy, yêu kinh thầy là nghĩa vụ thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là tinh cảm không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta. "Không thầy đố mày làm nên" mãi mãi là lời nhắc nhở, giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay.

Thảo Phương
16 tháng 2 2019 lúc 15:32

1 Mở bài:
- quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
- vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.
2. Thân bài:
* giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"
- đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.
- thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.
- thầy nhiều khi còn quyết định đến cả việc tạo dựng sự nghiệp của học sinh
* mối quan hệ câu tục ngữ:
- câu tục ngữ trên khẳng định: Học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việc học.
- trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt.
3. Kết bài:
- muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: Học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.
- phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.

Kieu Diem
14 tháng 1 2020 lúc 19:37

Dân tộc Việt Nam ta tự hào là dân tộc với biết bao truyền thống tốt đẹp, quý báu luôn được gìn giữ và phát huy từ đời này sang đời khác. Một trong những truyền thống quý báu đó chính là truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, đây không chỉ là nét đẹp trong đạo lý người học mà còn là nhân tố quan trọng khẳng định nhân cách con người. Câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" đã răn dạy và nhắc nhở cho chúng ta ghi nhớ đến vai trò, công lao to lớn của người thầy đối với cuộc đời mỗi người.

Câu tục ngữ tuy có phần ngắn gọn, đơn giản nhưng lại vô cùng súc tích, mang nặng ý nghĩa giáo huấn. "Thầy" ở đây chính là người đã dạy dỗ, giáo dục cho chúng ta, thầy có thể là thầy giáo hay cô giáo, hay đơn giản là người chỉ bảo cho ta, bởi nhắc đến người thầy thì "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" - một chữ đã là thầy, nửa chữ cũng là thầy. "Làm nên" chính là tạo dựng được sự nghiệp, tạo nên cơ đồ, có công danh và sự nghiệp lớn, nói đơn giản đó chính là đạt được đến thành công, thu hái được hoa thơm trái ngọt. "Không thầy đố mày làm nên" ý muốn nói nếu như không có người định hướng đúng đắn, dẫn dắt và chỉ bảo cho ta từng bước đi, từ những bước đơn sơ ban đầu đến những bước ngoặt quan trọng, dẫn dắt ta đi đúng đường, đúng hướng thì ta sẽ không bao giờ có cơ hội nhìn thấy tương lai tươi sáng chứ chưa nghĩ đến chuyện đạt được tới thành công.

Câu tục ngữ khẳng định vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của người thầy trong cuộc đời mỗi người, trải qua bao thời đại, câu tục ngữ vẫn luôn đúng vì người thầy vẫn mãi mang trên vai những trọng trách cao cả, ý nghĩa. Người thầy trên trường lớp không chỉ dạy cho ta biết bao kiến thức, cho ta được tắm trong biển cả tri thức nhân loại, dạy ta từ con chữ, con số đến những kiến thức vi mô, vĩ mô. Những kiến thức đó để ta hòa nhập, bước vào đời, ứng dụng vào cuộc sống và phục vụ cho chính bản thân mình. Thầy còn là người cha, người mẹ thứ hai dạy cho ta điều hay lẽ phải, dạy ta những bài học đạo đức, chỉ bảo ta cách sống sao cho đúng đạo lý làm người. Những ước mơ của bao thế hệ người học sinh cũng do bàn tay thầy ươm mầm hạt giống, ngày ngày tưới tắm và chăm sóc, để rồi cho chúng ta có điều kiện và cơ hội hiện thực hóa ước mơ của mình. Với bất cứ người học sinh nào, thầy cô cũng định hướng ước mơ, tôn trọng và động viên, tiếp thêm sức mạnh cho các em.

Chúng ta có thể trở thành những người thành công, thành đạt, sự nghiệp vẻ vang, hiển hách chính là nhờ công lao vĩ đại của người thầy, chính vì vậy phải có ý thức kính trọng và biết ơn với thầy cô. Luôn ghi nhớ lời răn dạy của thầy cô để rồi nhắc nhở bản thân phải học tập và làm việc sao cho xứng đáng một người con ngoan, trò giỏi, không phụ lòng mong mỏi, kỳ vọng của thầy cô. Những người không biết tôn trọng thầy cô chính là những người vô đạo đức, vô văn hóa, đáng lên án, đặc biệt họ sẽ không bao giờ có được thành công trong cuộc sống.

Người thầy mãi là những tiếng gọi kính trọng và biết ơn nhất, vai trò của người thầy đối với thế hệ học sinh nói riêng và với tất cả mọi người chúng ta nói chung là không thể phủ nhận được. Chúng ta không chỉ nên kính trọng, biết ơn thầy cô mà phải tôn trọng nghề giáo, phải tập trung chú trọng hoàn thiện, ưu tiên cho sự phát triển của nghề giáo.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Toản Trần
Xem chi tiết
Kiriya Aoi
Xem chi tiết
Toản Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Thúy
Xem chi tiết
Baonguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Huyền Diệu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Vân
Xem chi tiết
Bangtan Sonyeondan
Xem chi tiết
Ki bo
Xem chi tiết