Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
TOHKA YATOGAMI

-Cảm nghĩ về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà" ?

FAIRY TAIL
30 tháng 10 2017 lúc 19:48

Tình bạn mà tác giả thể hiện trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà " là một tình bạn đẹp . Ở cuối bài có cụm từ " ta vs ta" đại từ ta đc lặp lai 2 lần ( tuy 2 mà 1) sự chan hoà ,quấn quýt giữa tác giả với bn .Qua bài thơ , tác giả muốn ns đến một tình bn rất đẹp ,đặm thắm và thiết tha ,một tình bn cao quý vượt len trên hết nh~ thứ vật chất tầm thường .

Tô Thanh Hàn
30 tháng 10 2017 lúc 20:24

Trong mối quan hệ tình cảm của con người, ngoài tình cảm gia đình ra còn có tình cảm bạn bè, dân tộc....Đặc biệt là tình cảm bạn bè làm cho đời sống tinh thần của chúng ta thêm phong phú. Tình cảm trang sáng là không thiêng về vật chất mà thiêng về tinh thần. Đến với bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' của Nguyễn Khuyến ta sẽ cảm nhận được điều đó.
Mở đầu bài thơ ta cảm nhận được ngay một sự vui sướng, hạnh phúc lâu ngày được gặp bạn ''Đã bấy lâu nay, bác tới nhà'', sự hồ hởi vui mừng chào đón bạn. Ta cứ nghĩ rằng, lâu ngày gặp lại bạn hiền, chắc hản nhà thơ sẽ đón tiếp nồng hậu, theo cách nói của người xưa ''Khách đến nhà không gà thì vịt''. Thế nhwung Nguyễn Khuyến đã thật khéo đưa ra một hoàn cảnh với những tình huống thật hóm hỉnh, hài hước, bông đùa: Bạn đến chơi nhà mà trẻ đi vắng, chợ xa. Nhà neo người như vậy lấy gì để nhờ, để sai đi mua đồ về thết bạn. Thôi thì, cây nhà lá vườn vậy! Nhà thơ đã đưa ra sẽ đãi bạn món cá, món gà nhưng ngặc nỗi ao sâu không vớt cá được; vườn rộng rào lại thưa nên không bắt được gà. Càng hóm hỉnh hơn khi tác giả nghĩ đến những thứ có thể thết đãi bạn được, không cần phải bắt, phải tốn công nhiều, những thức rau trong vườn: cải, cà, bầu, mướp nhưng cả thì chưa ra cây, cà thì mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp mới ra hoa. Hóa ra, từ nãy tới giờ người bạn đến chơi nhà thơ chưa thết đãi bạn được món gì. Chúng ta cảm nhận được sự dí dỏm, hóm hỉnh của nhà thơ. Tác giả lại còn đưa ra tình hướng ''Đầu trò tiếp khách, trầu không có'' như để muốn nói không có gà, không có vịt thì cũng có miếng trầu để tiếp khách nhưng nhà thơ cũng không có nốt, xưa nay người ta hay nói ''Miếng trầu là đầu câu chuyện'', mọi thứ nhà thơ đều không có để rồi cuối bài thơ bừng sáng lên một tình bạn đong đầy, đầy cảm động ''Bác đến chơi đây, ta với ta''. Hay quá! Tình bạn đã được đền đáp cho những gì ''không có'' trước đó. Nhà thơ đã cho ta suy nghĩ sâu sắc về tình bạn không phải về vật chất mà cốt yếu là tinh thần. Bạn từ xa đến thăm mà không gặp thì người bạn ấy chắc phải buồn biết mấy. Được gặp nhau là rất quý. Tình bạn lúc này như hòa lại làm một ''ta với ta'', mình với ta tuy hai mà một, ta với mình tuy một mà hai. Dường như khoảng cách tình bạn không còn nữa mà trở nên thân thiết hơn bao giờ hết.
Học bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' của Nguyễn Khuyến ta như hiểu được cái sâu sắc, thâm thúy của tình bạn. Em mong rằng trong cuộc sống cũng nên có nhiều tình bạn như vậy: trong sáng, chân tình đó mới là tình bạn đáng quý.
Tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt~!

Xin Lỗi 1 Tình Yêu
2 tháng 8 2019 lúc 20:48

Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ;
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta.

Đã rất lâu rồi bạn mới đến chơi nên phải thiết đãi trọng thể nhưng lần này bạn đến lại không có gì thiết đãi. Không có trẻ ở nhà sai bảo, không gần chợ để mua thức ăn, không chài lưới được cái vì ao quá sâu, không bắt được gà vì vườn rộng lại có rào thưa, không có cải vì cải chưa ra cây, không có mướp vì mướp đang ra hoa và miếng trầu tiếp khách cũng không có.

Tác giả cố tình tạo nên tình huống khó xử đó khi bạn đến chơi để muốn nói: "Tuy hoàn cảnh vật chất không có một thứ gì để đãi bạn nhưng tình bạn hồn nhiên, đạm đà và dân dã thì bất chấp mọi điều kiện.

Bài thơ "bạn đến chơi nhà" đã kết thúc bằng cụ từ "ta với ta" để diễn tả tình bạn thắm thiết, kéo sơn. Ta với ta là nhà thơ và người bạn thân hiểu nhau, yêu quý nhau đến mức sâu sắc.

Một tình bạn sôi nổi, đậm đà vượt lên mọi vật chất tầm thường, không cần lễ nghi khách sáo.

Qua bài thơ "bạn đến chơi nhà", em cảm thấy bạn của Nguyễn Khuyến thật giản dị mà cao quý, bài thơ còn muốn thể hiện : phải hiểu nhau và thông cảm cho nhau thì mới có được tình cảm chân thành và thâm thiết.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
4 tháng 8 2019 lúc 21:09

Cảm nghĩ về tình bạn của Nguyễn Khuyến :

Tình bạn cao cả vượt qua mọi vật chất của cụ Nguyễn Khuyến qua bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' em cảm thấy tình bạn là tình cảm trong sáng và quý giá thể hiện qua một tình huống khó xử là nhà của cụ cái gì cũng có nhưng chúng đều không sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình rồi hạ một câu kết "Bác đến chơi đây, ta với ta" để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây để chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cùm từ nhưng nó chứa đựng một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ đó, em đã biết tình bạn là thứ không có gì có thể thay thế được.

B.Thị Anh Thơ
4 tháng 8 2019 lúc 21:48

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Mở đầu bài thơ như một lời tâm tình của tác giả, cũng như một lời nói thân mật của một người bạn dành cho tri kỉ của mình. Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau.

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Ao sâu, sóng cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Cả sáu câu tiếp theo, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình. Tuy cũng có những sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong hoàn cảnh ấy, gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.

Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhờ mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết.

Người chủ nhà ấy đã nghĩ ngay tới việc xem trong gia đình mình còn có gì có thể làm để chiêu đãi khách hay không. Không có những đồ đắt giá ở ngoài thì mình sẽ làm cho khách những đồ từ chính cây nhà lá vườn cũng được. ấy vậy mà, tác giả lại vô cùng thất vọng bởi ở nhà cũng chẳng có gì khả thi để dùng được. Hai người già thì sao có thể bắt cá giữa những đợt sóng lớn hay bắt gà ở trong khoảng vườn rất rộng được đây. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả như lời than trách “cải chửa ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp đương hoa”, … Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình dị đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạn.

Cuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình - những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt. Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xúc và trở thành linh hồn của cả bài thơ.

Bác đến chơi đây ta với ta

Tất cả những thứ vật chất giờ đã không còn quan trọng nữa. chỉ cần có tấm lòng, có sự chân thành là đủ. Đã không còn là hai con người, tác giả và cả người tri kỉ đã giống nhu nhau “ta với ta”. Đó cũng chính là điều đáng quý nhất trong mối quan hệ của con người và con người.

Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được một cách sâu sắc về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Đó là một tình bạn không màng vật chất mà chỉ có sự chân thành và tấm lòng đối xử với nhau. Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Xuân Nhã Thi
Xem chi tiết
Winivn123
Xem chi tiết
Ý Linh
Xem chi tiết
Anh Sáng Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hoài An
Xem chi tiết
Bùi Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Chi
Xem chi tiết
Đoàn Thị Diễm My
Xem chi tiết
nguyen trung kien
Xem chi tiết
Thư Nguyễn Nguyễn
Xem chi tiết