Văn bản ngữ văn 7

Nguyễn Hạnh Nhi

Cảm Nghĩ về một đồ vật

Nguyễn Linh
30 tháng 11 2017 lúc 20:24

Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.

Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường, thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người bạn của em trong cuộc sống. Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức, kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.

Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay đổi. Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em ước mơ mai sau sẽ trở thành người in sách để có ích cho cuộc đời.

Nguyễn Linh
30 tháng 11 2017 lúc 20:25

Vào đầu năm học mới, mẹ chuẩn bị cho em đầy đủ các dồ dùng học tập, một trong các đồ dùng đó là cây bút chì đen mà em rất thích.

Cây bút chì thon và dài bằng một gang tay người lớn. Đây là loại bút chì của hãng Ilanson. Cây bút chì thơm thơm mùi gỗ mới. Hai đầu bằng phẳng. Nhìn vào hai đầu, em thấy lộ ra lõi chì đen nhánh, đó là một bút chì. Nhờ có lớp gỗ bao bọc nên ruột bút chì ít bị gãy. Bên ngoài của lớp gỗ ấy là lớp sơn màu vàng sẫm. Lớp sơn bóng loáng trông thật dẹp. Và cũng thật thích thú mỗi khi em dùng cái vỏ nhựa để gọt một đầu. Cái vo khẽ xoay, từng lớp vỏ gỗ xoắn tròn tuôn ra theo lưỡi gọt, vỏ gỗ tựa gỗ bào của bác thợ mộc. Mỗi khi gọt bút, ngòi chì nhô ra, em thử vẽ những nét bút đầu tiên. Ngòi bút in đậm những đường nét sắc sảo trên trang giấy. Thân bút cầm rất vừa tay, vẽ nhiều cũng không hề mỏi. Ruột chì không mềm quá mà cũng không cứng quá. Nét vẽ mảnh mai, thật vừa ý em.

Cây bút chì như người bạn đồng hành với em. Mỗi khi chữa lỗi chính tả hay học vẽ, em lại dùng đến nó. Không chỉ thế, em còn dùng bút chì để phác họa chân dung bố, mẹ hoặc em gái của em. Có lúc em vẽ búp bê với những bộ quần áo thời trang, ngộ nghĩnh. Cũng có lúc em vẽ chú bộ đội canh giữ vùng trời của Tổ quốc. Khi nghĩ về quê hương, em vẽ ruộng đồng, sông máng, vẽ “cánh cò bay lả bay la”, vẽ lũy tre làng ôm ấp xóm thôn,... Bút chì đã giúp ích cho em nhiều lắm. Nếu một mai em trở thành kiến trúc sư, bút chì cũng sẽ gắn bó với em.

Em thầm cảm ơn mẹ đã cho em một vật dụng thật quí. Nó gắn bó với em, giúp tâm hồn em thêm phong phú. Em luôn nâng niu cây bút chì như nâng niu một “tài sản nhỏ” trong bộ đồ dùng học tập của mình.

Chu Vân Anh
30 tháng 11 2017 lúc 20:28

Cứ đến mỗi sinh nhật hay dịp lễ Nô-en, tôi lại được mọi người tặng không biết bao nhiêu là thứ đồ chơi đẹp, lạ mắt. Cái gì tôi cũng thấy thích, thấy yêu: cái cặp sách, chiếc thắt lưng, quần bò... Nhưng tôi yêu nhất là chiếc khăn len mà mẹ đã tặng tôi vào dịp Nô-en bốn năm trước.

Năm đó, khoảng ba tuần trước ngày Giáng sinh, tôi cảm thấy mẹ đang giấu tôi một việc gì đó, một việc rất lạ. Lúc nào mẹ rảnh, tôi cũng thấy mẹ lôi mấy cuộn len ra và ngồi ngoài vườn nhà chăm chú đan khăn. Bàn tay mẹ mềm mại, dẻo dai, cẩn thận đến từng mũi. Chiếc khăn mà mẹ dan rất đẹp, tôi rất thích! Nhiều lần tôi hỏi mẹ là mẹ đan cho ai nhưng mẹ chỉ nói rằng:

- Mẹ đan tặng một em bé rất ngoan mà mẹ yêu quý.

Tôi thấy lạ lắm! Những lần tặng quà sinh nhật cho ai, mẹ đều mua những món quà khác chứ không bao giờ mẹ đan khăn cả. Tôi nghĩ chắc là mẹ muốn tạo một thứ khác biệt với mọi người. Rồi đêm Giáng sinh cũng đến, gia đình bên ngoại tôi tụ họp đông đủ ở nhà bà ngoại. Cây thông Nô-en được đặt ở giữa nhà, bên dưới là rất nhiều gói quà đủ màu sắc gối dầu lên nhau trông rất đẹp mắt. Nhưng có một món quà được bọc trong một chiếc hộp nhỏ bọc giấy màu lạ mắt mà tôi không thể đoán được đó là món quà của ai và đó là gì. Đến giờ phút quan trọng nhất, lúc 12 giờ, tất cả mọi người cùng nhau hát bài: “Chúc mừng Giáng sinh”, sau đó chúng tôi tự lấy một món quà có tên mình trên hộp quà.

Thật tình cờ là món quà dặc biệt đó lại chính là quà dành cho tôi và khi tôi bóc ra, tôi thấy ngạc nhiên khi trong đó là một chiếc khăn len màu hồng xen trắng giống chiếc khăn tuần trước mẹ đã đan. Trên đó có ghi dòng chữ: “Dành tặng con gái mẹ. Mẹ mong ***** sẽ cảm thấy ấm áp và sẽ không bị ho giữa mùa đông lạnh giá với chiếc khăn này. Con hãy học thật giỏi và thật ngoan nhé! Mẹ luôn tin rằng con gái mẹ sau này sẽ thành đạt”. Tôi thấy hạnh phúc và cảm động làm sao trước sự yêu thương của mẹ dành cho tôi. Thế là từ nay, tôi luôn có chiếc khăn len mà có lẽ không phải ai cũng có được, vì nó mang một ý nghĩa sâu sắc. Tôi chợt nhớ lại khi đó mẹ tranh thủ thời gian quý báu để hoàn thành chiếc khăn đúng vào dịp lễ Giáng sinh. Mẹ đã muốn làm tôi bất ngờ và sẽ cảm thấy vui khi nhận được chiếc khăn và mẹ đã làm được điều đó.

Chiếc khăn rất mềm. Nó dài khoảng 120cm, có mấy cái dây tua ở đầu khăn và cuối khăn. Nó có nhiều họa tiết trang trí độc đáo. Hai chú chim bồ câu màu trắng ở hai bên tượng trưng cho bầu trời hòa bình. Còn có cả những họa tiết bằng nét thẳng của người miền núi xen lẫn với nét cong của người dân đồng bằng. Tôi hiểu được rằng, mẹ muốn nói với tôi: tất cả mọi người đều phải yêu thương nhau, gắn bó với nhau, không phân biệt giàu nghèo hay đằng trong, đằng ngoài. Trên khăn, mẹ còn viết lên đó một số kí hiệu mà tôi không hiểu. Đó chính là một mảng màu vàng nhạt, rồi đến màu trắng và cuốĩ cùng là màu đen. Tôi đã hỏi mẹ nhưng mẹ bảo tôi nên tự tìm hiểu thì sẽ cảm thấy lí thú hơn. Tôi suy nghĩ mãi rồi đến một ngày, tôi học được bài học về người da màu trên thế giới. Lúc đó, tôi mới biết mẹ muốn nói cho tôi rằng mẹ không muôn trên Trái Đất có sự phân biệt tộc người. Tôi biết mẹ là một con người nhạy cảm, mẹ nghĩ gì cũng rất sâu sắc. Những họa tiết mà mẹ đã đan trên chiếc khăn cũng là những vấn đề chính trên thế giởi. Mẹ đã muốn nói cho tôi rất nhiều điều có ý nghĩa. Tôi cảm thấy thật sung sướng khi có một người người mẹ như vậy!

Chiếc khăn đã gắn bó với tôi suốt hai năm nay. Bao giờ tôi cũng đặt nó vào trong một chiếc hộp rất đẹp ở tủ quần áo. Những lúc tôi quàng khăn vào cổ, tôi thấy thật ấm áp, cảm giác như tôi đang được mẹ ôm vào lòng, được sưởi ấm trong vòng tay thân thương của mẹ. Chiếc khăn đã gắn với tôi “một trời kỉ niệm”. Tôi nhớ có một lần, tôi để quên chiếc khăn ở lớp và tôi đã rất buồn. Về nhà, tôi rất sợ mẹ sẽ mắng tôi. Nhưng không, mẹ chỉ nói với tôi rằng: “Con à? Mẹ biết con rất buồn khi bị mất chiếc khăn mà mẹ đan cho con. Nhưng không sao đâu, chiếc khăn đó mặc dù là vật kỉ niệm của mẹ tặng con nhưng quan trọng hơn hết đó chính là tình cảm giữa hai mẹ con mình, là sự biết ơn, kính trọng của con đối với mẹ, là sự yêu thương, chăm sóc chu đáo của mẹ dành cho con. Từ lần sau, con chỉ cần cẩn thận hơn thôi! Con đừng buồn nữa nhé!

Nghe mẹ nói vậy, tôi không khóc nữa và dường như nỗi buồn trong lòng tôi đã vơi đi phần nào! Tôi biết là tình cảm mà mẹ dành cho tôi không có gì sánh được. Mẹ đã chăm sóc tôi, cố gắng làm việc để tôi có thể dược đi học thêm, bổ sung thêm nhiều kiến thức hơn và cũng để tôi được sống một cuộc sống hạnh phúc. Tôi càng thấm thìa hơn câu hát về tình thương của mẹ: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào.

Rồi đến sáng hôm sau, khi tôi đến lớp, có một bạn đã đưa cho tôi chiếc khăn và bạn ấy bảo:

- Hôm qua cậu để quên, tớ đã mang về cho cậu. Tớ mang trả cậu này, vẫn còn nguyên vẹn đấy nhé!

Tôi vui lắm! Tôi nói lời cảm ơn bạn và cũng như mẹ đã nhắc nhở, bạn cũng bảo tôi phải cẩn thận hơn! Tôi sung sướng vô cùng! Chắc là mẹ rất vui khi biết tôi tìm lại được chiếc khăn. Qua câu chuyện này, tôi học được tính cẩn thận là đức tính cần có ở mỗi con người.

Chiếc khăn như một người bạn trung thành luôn ở bên tôi. Tôi cảm thấy càng ngày mẹ con tôi càng gần gũi nhau hơn, tình cảm giữa hai mẹ con ngày càng thắm thiết. Chiếc khăn đã chỉ cho tôi biết điều mà mẹ hi vọng ở tôi bấy lâu nay. Tôi tự hứa sẽ cố gắng học thật tốt để mẹ vui lòng. Tôi cảm thấy chiếc khăn giống như một người bạn tâm tình luôn sát cánh cùng tôi xua tan đi nỗi buồn và vượt qua những lúc tôi gặp khó khăn. Dù mai sau, tôi có nhiều chiếc khăn đẹp hơn, trang trọng hơn đi chăng nữa thì chiếc khăn len này vẫn luôn là chiếc khăn mà tôi yêu nhất, ý nghĩa nhất với tôi.

Nguyễn Hải Đăng
30 tháng 11 2017 lúc 20:59

Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.
Bài văn cảm nghĩ về đồ dùng học tập
Bài văn cảm nghĩ về đồ dùng học tập - Ảnh minh họa
Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường, thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người bạn của em trong cuộc sống. Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức, kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.
Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay đổi. Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em ước mơ mai sau sẽ trở thành người in sách để có ích cho cuộc đời.

Nguyễn Hải Đăng
30 tháng 11 2017 lúc 21:00

Vào đầu năm học mới, mẹ chuẩn bị cho em đầy đủ các dồ dùng học tập, một trong các đồ dùng đó là cây bút chì đen mà em rất thích.
Cây bút chì thon và dài bằng một gang tay người lớn. Đây là loại bút chì của hãng Ilanson. Cây bút chì thơm thơm mùi gỗ mới. Hai đầu bằng phẳng. Nhìn vào hai đầu, em thấy lộ ra lõi chì đen nhánh, đó là một bút chì. Nhờ có lớp gỗ bao bọc nên ruột bút chì ít bị gãy. Bên ngoài của lớp gỗ ấy là lớp sơn màu vàng sẫm. Lớp sơn bóng loáng trông thật dẹp. Và cũng thật thích thú mỗi khi em dùng cái vỏ nhựa để gọt một đầu. Cái vo khẽ xoay, từng lớp vỏ gỗ xoắn tròn tuôn ra theo lưỡi gọt, vỏ gỗ tựa gỗ bào của bác thợ mộc. Mỗi khi gọt bút, ngòi chì nhô ra, em thử vẽ những nét bút đầu tiên. Ngòi bút in đậm những đường nét sắc sảo trên trang giấy. Thân bút cầm rất vừa tay, vẽ nhiều cũng không hề mỏi. Ruột chì không mềm quá mà cũng không cứng quá. Nét vẽ mảnh mai, thật vừa ý em.
Bài văn cảm nghĩ về đồ dùng học tập
Bài văn cảm nghĩ về đồ dùng học tập - Ảnh minh họa
Cây bút chì như người bạn đồng hành với em. Mỗi khi chữa lỗi chính tả hay học vẽ, em lại dùng đến nó. Không chỉ thế, em còn dùng bút chì để phác họa chân dung bố, mẹ hoặc em gái của em. Có lúc em vẽ búp bê với những bộ quần áo thời trang, ngộ nghĩnh. Cũng có lúc em vẽ chú bộ đội canh giữ vùng trời của Tổ quốc. Khi nghĩ về quê hương, em vẽ ruộng đồng, sông máng, vẽ “cánh cò bay lả bay la”, vẽ lũy tre làng ôm ấp xóm thôn,... Bút chì đã giúp ích cho em nhiều lắm. Nếu một mai em trở thành kiến trúc sư, bút chì cũng sẽ gắn bó với em.

Em thầm cảm ơn mẹ đã cho em một vật dụng thật quí. Nó gắn bó với em, giúp tâm hồn em thêm phong phú. Em luôn nâng niu cây bút chì như nâng niu một “tài sản nhỏ” trong bộ đồ dùng học tập của mình

Nguyễn Hải Đăng
30 tháng 11 2017 lúc 21:01

Vùng Bắc Ninh Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa và những làng nghề. Bắc Ninh làng quan họ với những liền anh liền chị áo mớ ba mớ bảy, áo the khăn xếp. Ở nơi ấy chiếc nón ba tầm chị hai quan họ vẫn thường đội trong những dịp lễ hội trao duyên. Đồ vật ấy được biết bao nhiêu du khách tò mò và yêu thích.

Với chiếc nón ba tầm người quan họ đẹp đến dịu dàng, duyên dáng. Những ai được ghé thăm mảnh đất giàu truyền thống văn hóa này thì không bao giờ để lỡ những lần được trông thấy những liền anh liền chị quan họ mặc áo tứ thân, áo the khăn xếp, người nữ đội chiếc nón ba tầm hay còn gọi là nón quai thao lúng liếng e ấp, ngại ngùng. Chiếc nón ba tầm được làm bằng những lá cọ xếp lên nhau theo một khung cho trước sau đó được khâu lại một cảnh tỉ mỉ, cẩn thận và chắc chắn.


Những chiếc lá cọ khô trắng, được chọn lọc kĩ càng, không rách nát, không bẩn thỉu để làm nên những chiếc nón quai thao tuyệt đẹp. Những sợi chỉ màu được người nghệ nhân khâu một cách tỉ mỉ đẹp mắt. Chiếc quai nón được làm bằng những sợi len màu đỏ buộc lại thành bó trông rất bắt mắt. Người con gái Bắc Ninh thường đội chiếc nón ấy ra đồng, đi trẩy hội hay đi bất cứ đâu. Trước kia nó rất thông dụng đối với người Kinh Bắc còn ngày nay nó chỉ được anh hai chị hai đội khi hát quan họ đối đáp giao duyên.

Chiếc nón là hiện thân của văn hóa xứ sở, Chiếc nón ấy đã có hàng nghìn năm tuổi, đã tồn tại và lưu giữ những truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc ta. Đến giờ người quan họ cùng chiếc áo tứ thân, khăn mỏ quạ cầm theo chiếc nón quai thao đến khắp nơi và giới thiệu cho thế giới biết được chiếc nón văn hóa của dân tộc ta đó.


Các câu hỏi tương tự
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Tạ Vi Thảo
Xem chi tiết
Võ Ngọc Minh Phươngg
Xem chi tiết
Phạm Chi
Xem chi tiết
giải giúp giùm
Xem chi tiết
Phú Phạm
Xem chi tiết
lê thị mỹ dung
Xem chi tiết
Đào Minh Nghĩa
Xem chi tiết
Huyền Thụn
Xem chi tiết