- Đầu tiên bạn cần xác định được alen trội và lặn. Ví dụ như ta quy ước $A$ là quả to là trội, còn $a$ là quả bé lặn.
- Tiếp theo là ở $P$ thì nếu bài nói quả to thuần chủng thì tức kiểu gen ở đây là $AA$ còn nếu không thuần chủng thì là $Aa$ còn nếu nói quả to không thì có 2 trường hợp.
- Ví dụ như ở phép lai giữa quả to thuần chủng với quả nhỏ.
$P:$ $AA$ \(\times\) \(aa\)
$Gp:$ $A$ $a$
$F_1:$ $Aa$
- Ở $Gp$ thì bạn cần phải rõ là $AA$ sẽ tạo ra $A$ còn $Aa$ sẽ tạo ra 2 giao tử $A,a$ và kết hợp với giao tử bên còn lại tạo $F1$
- Ở phép lai 1 cặp tính trạng có 6 trường hợp:
\(1.\) \(P:AA\times AA\rightarrow F_1:100\%AA\)
\(2.\) \(P:AA\times Aa\rightarrow F_1:50\%AA;50\%Aa\)
\(3.\) \(P:AA\times aa\rightarrow F_1:100\%Aa\)
\(4.\) \(P:Aa\times Aa\rightarrow F_1:25\%AA;50\%Aa;25\%aa\)
\(5.\) \(P:Aa\times aa\rightarrow F_1:50\%Aa;50\%aa\)
\(6.\) \(P:aa\times aa\rightarrow F_1:100\%aa\)