Đây là một câu hỏi rất hay, dưới đây là một số dàn ý của cô, mong em và các bạn có thể bổ sung, phản biện để chúng ta cùng xây dựng câu trả lời một cách tốt nhất
Điểm giống
- Nhà Trần vẫn chủ động đánh chặn giặc trên mọi mặt trận hiểm yếu.
- Sẵn sàng lui quân, không chiến đấu khi bất lợi, luôn luôn bảo toàn lực lượng chờ thời cơ.
- Triệt để sử dụng kế vườn không nhà trống.
Khác:
Nhìn chung có thể thấy, vì hoàn cảnh các cuộc chiến khác nhau nên cách đánh giặc chắc chắn sẽ có sự khác biệt và không cuộc chiến nào giống cuộc chiến nào, tuy nhiên có thể rút ra những đặc điểm khác biệt thật sự như sau
Thứ nhất, trong cuộc kháng chiến lần 3, nhà Trần đánh giặc rất chủ động trong mọi mặt trận, mọi hoàn cảnh.
Thứ hai, tuy nhiều lần bị đẩy vào trường hợp phòng ngự nhưng nhà Trần vẫn đánh giặc như thể mình “ngang cơ” với quân Nguyên.
Thứ ba, nhà Trần thực hiện chiến tranh quy ước ngay cả khi quân Nguyên còn mạnh điển hình là trận Bạch Đằng. (cuộc kháng chiến lần 1 chỉ có 1 cuộc chiến quy ước đúng nghĩa là trận Bình Lệ Nguyên, trong khi cuộc kháng chiến lần 2 ta chỉ thực hiện chiến tranh quy ước tổng lực khi quân Nguyên đã suy yếu cùng cực).
Thứ tư, nhà Trần đã cực kỳ hiệu quả trong việc đánh vào điểm yếu của quân Nguyên, điều này giúp nhà Trần có không ít chiến thắng khi giao tranh với quân Nguyên ngay cả khi chúng mạnh (lần 1 và lần 2 gần như thua toàn bộ khi quân Nguyên Mông còn mạnh). Trong đó có nhiều trận rất quan trọng như trận Vân Đồn, Vạn Kiếp, Bạch Đằng.
Thứ 5, đặc biệt là, cuộc kháng chiến lần thứ 3 là cuộc kháng chiến thiên về chiến thuật, có sự tính toán cẩn thận và nhà Trần đã nắm được toàn bộ những yếu tố then chốt để làm nên chiến thắng. Trong khi lần 1 và lần 2 là những cuộc tiến công manh tính vũ bão, đánh nhanh thắng nhanh.