Thứ nhất, do sự hạn chế về khả năng chinh phục của con người trước sức mạnh tự phát của giới tự nhiên hay xã hội đã khiến cho con người sợ hãi trước sức mạnh ấy, từ dó dẫn tới sự hình thành tín ngưỡng và cao hơn là sự ra đời và tồn tại của tôn giáo.
(Khái niệm tín ngưỡng dùng để chỉ lòng tin và sự ngưỡng vọng của con người về các đấng siêu nhiên; khái niệm này không đồng nghĩa với khái niệm mê tín, dị đoan - là khái niệm dùng để chỉ lòng tin mù quáng của con người về những điều thần bí trong tự nhiên hay xã hội).
Thứ hai, trong xã hội có sự thống trị của các giai cấp áp bức, bóc lột, giai cấp này đã lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng,... để ru ngủ sức phản kháng của nhân dân lao động trước sự áp bức bóc lột đó.
Thứ ba, khả năng nhận thức của con người trước thế giới vô cùng tận là có hạn. Trong những giới hạn lịch sử nhất định, con người chưa thể giải thích được hết mọi bản chất của các hiện tượng tự nhiên và xã hội, do đó dẫn tới sự sùng bái chúng đến mức biến thành tín ngưỡng và tôn giáo.
Thứ tư, sự sợ hãi, bất lực và bất hạnh trong cuộc đời của mỗi cá nhân khiến con người ta tìm đến tôn giáo như một chỗ dựa tinh thần hay như một sự “đền bù hư ảo” trước cái gọi là “số phận”.
Thứ năm, trong tiến trình phát triển văn hoá truyền thống của các dân tộc, các tộc người, tôn giáo, tín ngưỡng đã trở thành một thành tố của sự phát triển văn hoá, nó hoà đồng và bám rễ sâu chắc vào các sinh hoạt đó và đồng hành cùng sự phát triển văn hoá của các cộng đồng người trong lịch sử.
Thứ nhất, do sự hạn chế về khả năng chinh phục của con người trước sức mạnh tự phát của giới tự nhiên hay xã hội đã khiến cho con người sợ hãi trước sức mạnh ấy, từ dó dẫn tới sự hình thành tín ngưỡng và cao hơn là sự ra đời và tồn tại của tôn giáo.
(Khái niệm tín ngưỡng dùng để chỉ lòng tin và sự ngưỡng vọng của con người về các đấng siêu nhiên; khái niệm này không đồng nghĩa với khái niệm mê tín, dị đoan - là khái niệm dùng để chỉ lòng tin mù quáng của con người về những điều thần bí trong tự nhiên hay xã hội).
Thứ hai, trong xã hội có sự thống trị của các giai cấp áp bức, bóc lột, giai cấp này đã lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng,... để ru ngủ sức phản kháng của nhân dân lao động trước sự áp bức bóc lột đó.
Thứ ba, khả năng nhận thức của con người trước thế giới vô cùng tận là có hạn. Trong những giới hạn lịch sử nhất định, con người chưa thể giải thích được hết mọi bản chất của các hiện tượng tự nhiên và xã hội, do đó dẫn tới sự sùng bái chúng đến mức biến thành tín ngưỡng và tôn giáo.
Thứ tư, sự sợ hãi, bất lực và bất hạnh trong cuộc đời của mỗi cá nhân khiến con người ta tìm đến tôn giáo như một chỗ dựa tinh thần hay như một sự “đền bù hư ảo” trước cái gọi là “số phận”.
Thứ năm, trong tiến trình phát triển văn hoá truyền thống của các dân tộc, các tộc người, tôn giáo, tín ngưỡng đã trở thành một thành tố của sự phát triển văn hoá, nó hoà đồng và bám rễ sâu chắc vào các sinh hoạt đó và đồng hành cùng sự phát triển văn hoá của các cộng đồng người trong lịch sử
Khuyên răn tín đồ làm việc thiện , tránh điều ác