Sinh vật và Môi trường- Chương II. Hệ sinh thái

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kagamine Rile

Các sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào?Đặc điểm của các mối quan hệ đó?

B.Thị Anh Thơ
20 tháng 6 2020 lúc 18:38

* Các mối quan hệ khác loài:

- Sinh vật này ăn sinh vật khác: hổ và nai

- Kí sinh: giun đũa và người

- Ức chế cảm nhiễm: Tỏi trong quá trình sống đã vô tình tạo ra chất có hại với một số loại sv xung quanh

- Cạnh tranh: trâu và bò cùng sống trên 1 đồi cỏ

- Cộng sinh: địa y

- Hợp tác: sáo bắt ruồi trên lưng trâu

- Hội sinh: phong lan bám trên cây gỗ

Trà My My
20 tháng 6 2020 lúc 23:22

Mối quan hệ khác loài là quan hệ hỗ trợ và đối địch.

1. Quan hệ hỗ trợ:

a) Quan hệ cộng sinh: Là môi quan hệ nhất thiết phải xảy ra giữa hai loài, trong đó đôi bên cùng có lợi.

- Ví dụ: Sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn lam thành địa y; sự cộng sinh giữa hải quỳ với tôm kí cư; sự cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần với cây họ đậu

- Ý nghĩa: Trồng cây họ đậu luân canh để cải tạo đất; bảo vệ vi khuẩn cộng sinh trong đường tiêu hóa ở người...

b) Quan hệ hội sinh: Là quan hệ giữa 2 loài khác nhau trong đó chỉ có lợi cho 1 bên.

Ví dụ: Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; Kền kền ăn thịt thừa của thú.

2. Quan hệ đối địch:

a) Quan hệ ăn thịt con mồi: Loài này sử dụng loài kia làm nguồn thức ăn.

Ví dụ: Hổ ăn hươu, nai; cáo ăn gà...

- Con người vận dụng quan hệ này trong đời sống và thực tiễn sản xuất như nuôi mèo để bắt chuột; nuôi kiến để ăn rệp cây...

b) Quan hệ kí sinh: Một loài sống bám vào vật chu, sử dụng thức ăn của vật chủ.

Ví dụ: Giun sán kí sinh cơ thế động vật, dây tơ hồng sống bám trên thân, cành cây chủ…

c) Quan hệ bán kí sinh: Một loài sống bám trên cơ thể vật chủ, sử dụng một phần các chất trên cơ thề vật chủ.

Ví dụ: Cây tầm gửi sử dụng nước và khoáng của cây chủ để tổng hợp chất hữu cơ nhờ có diệp lục.

d) Quan hệ cạnh tranh sinh học: Biểu hiện ở các loài sống chung có sự tranh giành ánh sáng, thức ăn…

Ví dụ: Cạnh tranh sinh học giữa cây trồng với cỏ dại.

e) Quan hệ ức chế cảm nhiễm : Một số loài nhờ chứa phytônxit kìm hãm sự phát triển của loài khác.

Ví dụ: Chất gây đỏ nước của tảo giáp làm chết nhiều động, thực vật nổi ở ao hồ.