Câu 1: (1.5 điểm)
Nêu tính chất của vật nhiễm điện. Giải thích nguyên nhân nào người ta phải buộc dây xích vào bồn xe chở xăng ( dầu ) và thả đầu kia của dây xích cho kéo lê trên mặt đất ?
Câu 2: (2.0 điểm)
Có những loại điện tích nào? Tương tác giữa chúng? Lấy một vật đã nhiễm điện âm đưa lại gần một quả cầu treo trên một sợi tơ mảnh. Hãy cho biết quả cầu có bị nhiễm điện không? Nếu có thì nhiễm điện loại gì khi quả cầu bị hút lại gần vật nhiễm điện.
Câu 3: (2.0 điểm)
Thế nào là một mạch điện? Mạch điện đơn giản gồm những dụng cụ gì? Điều kiện để mạch hoạt động?
Vẽ sơ đồ một mạch điện đơn giản? Dùng mũi tên ký hiệu chiều dòng điện trong mạch.
Câu 4: (2.0 điểm)
Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Trong các chất sau đây: Bạc; dung dịch đồng sunpat; giấy; thép; thuỷ tinh; bê tông; than chì, nước nguyên chất, chất nào là chất dẫn điện, chất nào là chất cách điện?
Câu 5: (2.0 điểm)
Kể tên 5 tác dụng của dòng điện em đã học. Để mạ bạc cho một cái vòng phải ứng dụng tác dụng nào của dòng điện? Nêu cấu tạo của nam châm điện. Khi nào thì nam châm điện thể hiện tính từ?
Câu 6: (0.5 điểm)
Trong một mm3 vật dẫn điện có 30 tỉ electron tự do . Hãy tìm số electron tự do trong : 0,25m3 vật dẫn điện .
Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Vật dẫn điện…………khi…………….chạy qua
A. Nóng lên, có dòng điện
B. Nóng lên, không có dòng điện
C. Không nóng lên, có dòng điện
D. Cả ba câu đều sai
Bài 2: Sắp xếp theo thứ tự các chất có nhiệt độ nóng chảy tăng dần
A. Vonfram, thép, đồng, chì
B. Chì, đồng, thép, vonfram
C. Chì, thép, đồng, vonfram
D. Thép, đồng, chì, vonfram
Bài 3: Chọn câu trả lời đúng
Bóng đèn tròn trong gia đình phát sáng là do:
A. Tác dụng nhiệt của dòng điện
B. Tác dụng phát sáng của dòng điện
C. Vừa tác dụng nhiệt, vừa tác dụng phát sáng
D. Dựa trên các tác dụng khác
Bài 4: Chuông điện hoạt động là do:
A. tác dụng nhiệt của dòng điện.
B. tác dụng từ của thỏi nam châm (nam châm vĩnh cửu) gắn trong chuông điện.
C. tác dụng từ của dòng điện.
D. tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện.
Bài 5: Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng hóa học
B. Tác dụng sinh lí
C. Tác dụng từ
D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học
Mọi người ơi giúp em với ạ, em sắp phải nộp bài rồi ạ.
Cho em cảm ơn mọi nguời trước ạ.
tác dụng của dòng điện khi đi qua một dung dịch ...làm biến đổi chất hóa học này thành chất hóa học khác ,được gọi là ...
Tác dụng của dòng điện khi đi qua một dung dịch,............ làm biến đổi chất hóa học này thành chất hóa học khác được gọi là,...........................................................
Đảo ngược hai đầu dây đèn, nhận xét xem khi đèn sáng thì dòng điện đi vÒ BẢN CỰC NÀO?
Câu C7 sgk vaatjlis 7 nha lm giúp mk luôn câu c8, c9 cái.
mk tik
Giúp mình với XD!!!
1. Dòng điện có những tác dụng gì? Mỗi tác dụng cho một ví dụ
2. Mỗi tác dụng của dòng điện được ứng dụng có ích vào thiết bị điện phục vụ cho đời sống. Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng có ích còn có tác dụng không có ích đối với một số thiết bị điện, em hãy nêu ví dụ minh họa
3. Cầu chì là một thiết bị có chức năng bảo vệ mạch điện khi xảy ra sự cố về điện. Bên trong cầu chì có một đoạn dây chì. Khi dòng điện qua mạch khá cao sẽ làm dây chì nóng chảy và đứt, dòng điện bị ngắt và mạch điện được an toàn.
a) Dòng điện bị nóng chảy là do tác dụng nào của dòng điện gây ra? Tác dụng này có lợi hay có hại? Tại sao?
b) Có một số người, khi thấy dây chì bị đứt, họ dùng một đoạn dây đồng để lắp vào thay thế dây chì thì mạch điện sẽ hoạt động trở lại. Việc thay thế này là hoàn toàn không nên. Theo em, tại sao việc này lại không nên?
có ba bóng đèn điện giống nhau, khóa K,dây dẫn và nguồn điện gồm 2 pin mắc liên tiếp nhau em có thể lắp được những mạch điên như thế nào ? Xác định chiều dòng điện chạy trong mỗi mạch điện và cho biết các bóng đèn sẽ sáng hay tắt khi đóng mở các khóa K
gợi ý: có 4 cách lắp
Băng kép là 1 thiết bị có mặt trong nhiều thiết bị điện cần đóng ngắt mạch điện tự động.Nó gồm 2 tấm kim loại khác nhau dán chặt vào nhau.1 đầu gắn cố định,đầu kia bố trí chạm vào tiếp điểm A như hình vẽ.Khi dòng điện chạy qua băng kép quá 1 giới hạn nào đó,băng kép sẽ bị cong xuống tách khỏi tiếp điểm và dòng biện bị ngắt.Hỏi:
a,Việc chế tạo băng kép dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
b,Hai tấm kim loại của băng kép có thể làm cùng 1 thứ kim loại đc ko?vì sao?
c,Trong 2 tấm kim loại cấu tạo nên băng kép,tấm nào phải dãn nở vì nhiệt nhiều hơn?tại sao