Gợi ý: Câu gồm các cụm từ có cách cấu tạo tương tự nhau: bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông,... b) Nhận xét về ý nghĩa của các bộ phận giống nhau trong câu in đậm trên. Gợi ý: Đều để chỉ những vật dụng. c) Việc nêu ra hàng loạt các sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên nhằm mục đích gì? Gợi ý: Nhằm đặc tả cảnh hàng loạt những đồ vật bày la liệt bên cạnh tên quan phủ. d) Cách dùng các kết cấu tương tự, với ý nghĩa tương tự như trên gọi là phép liệt kê. Vậy phép liệt kê là gì? Gợi ý: Phép liệt kê là cách sắp xếp hàng loạt các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh, biểu hiện khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. 2. Các kiểu liệt kê a) So sánh cấu tạo của các phép liệt kê dưới đây và cho biết chúng khác nhau như thế nào: (1) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập. (2) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. (Hồ Chí Minh) Gợi ý: - tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải - liệt kê không theo cặp; - tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải - liệt kê theo từng cặp. b) Thử đảo thứ tự các bộ phận trong các phép liệt kê dưới đây và cho biết trường hợp nào có thể được trường hợp nào không? Tại sao? (1) Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm măng non mọc thẳng. (Thép Mới) (2) Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia. (Phạm Văn Đồng) Gợi ý: - Có thể đảo Tre, nứa, trúc, mai, vầu mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa của phép liệt kê; đây là kiểu liệt kê không tăng tiến; - Không thể đảo hình thành và trưởng thành; gia đình, họ hàng, làng xóm vì: phảihình thành rồi mới trưởng thành, theo cấp độ từ nhỏ đến lớn thì gia đình à họ hàng àlàng xóm. Đây là phép liệt kê tăng tiến. c) Như vậy, dựa vào hình thức cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa, có thể chia phép liệt kê thành những loại nào? Gợi ý: - Theo cấu tạo: liệt kê từng cặp và liệt kê không từng cặp; - Theo ý nghĩa: liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Chỉ ra phép liệt kê trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh và nhận xét về tác dụng của nó. Gợi ý: Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ba lần dùng phép liệt kê để diễn tả đầy đủ, sâu sắc: - Sức mạnh của tinh thần yêu nước (đoạn “Từ xưa đến nay,…tất cả lũ bán nước và cướp nước” ). - Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua tấm gương của các vị anh hùng dân tộc (Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…). - Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đứng lên đánh Pháp (đoạn “Từ các cụ già tóc bạc… quyên ruộng đất cho Chính Phủ”). 2. Tìm phép liệt kê trong các đoạn trích dưới đây: a) Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông Va-ren được thấy hiển hiện cái huyền diệu của một thành phố Đông Dương, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. Những cu li xe kéo xe tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập. Thật là lộn xộn! Thật là nhốn nháo! (Nguyễn Ái Quốc) b) Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống! Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng! (Tố Hữu) Gợi ý: - a: + dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm + những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm; những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập - b: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa lung 3. a) Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê để tả một số hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi.
bạn vào trang" Soạn bài đơn giản wá" tìm tên bài là được đầy đủ lắm
mk chưa hk đến bài này đâu nhưng mk có quyển học tốt ngữ văn ,
I. PHÉP LIỆT KÊ I. Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu (in đậm): (t.104) a) Sự giống nhau về cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận in đậm trong câu: - Về cấu tạo: các bộ phận in đậm đều có kết cấu tương tự. - Về ý nghĩa, các bộ phận im đậm đều là những đồ vật bày biện chung quanh viên quan phủ. b) Tác dụng: Tác giả nêu ra hàng loạt đồ vật lỉnh kỉnh tương tự, bằng những kết cấu tương tự như vậy có tác dụng làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối với lập với tình cảnh lam lũ của dân phu đang hộ đê ngoài mưa gió. II. CÁC KIỂU LIỆT KÊ 1. Các kiểu liệt kê (t.105) (1) Tìm hiểu các kiểu liệt kê: a) Kiểu liệt kê không theo từng cặp. b) Kiểu liệt kê theo từng cặp, với quan hệ từ. Hai kiểu liệt kê trên khác nhau về cấu tạo. (2) Phân biệt kiểu liệt kê. a) Có thể thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê (tre, nứa, trúc, mai, vầu). b) Không thể thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê, vì các sự vật, sự việc liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến, (hình thành - trưởng thành; gia đình - họ hàng - làng xóm). Hai kiểu liệt kê trên khác nhau về mức độ tăng tiến. (3) Phân loại phép liệt kê Hai kiểu liệt kê trên khác nhau về mức độ tăng tiến. III. LUYỆN TẬP(t.106) 1. Phép liệt kê Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta có sử dụng phép liệt kê để nêu ra nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục cho luận điểm yêu nước là một truyền thống quý báu của ta. Phép liệt kê đã được dùng ba lần để diễn tả: • Sức mạnh của tinh thần yêu nước. • Lòng tự hào về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc. • Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, đứng lên đánh Pháp. (1) Để miêu tả sức mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã liệt kê: ... Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (2) Để miêu tả niềm tự hào về những trang sử vẻ vang, tác giả đã liệt kê: ... thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... (3) Để miêu tả sự đồng tâm, nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân..., tác giả đã liệt kê: ... Từ các cụ già... đến các cháu nhi đồng, từ những kiều bào... đến những đồng bào..., từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi... Từ những chiến sĩ... đến những công chức... từ những phụ nữ... đến các bà mẹ. Từ những nam nữ công nhân và nông dân... đến những đồng bào điền chủ... 2. Tìm phép liệt kê (SGK, Tr.106) a) Đoạn văn của Nguyễn Ái Quốc có sử dụng hai phép liệt kê: - ....dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. - Những cu li xe kéo tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch... hình chữ thập. b) Đoạn thơ của Tố Hữu có sử dụng một lần phép liệt kê: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung 3. Đặt câu có sử dụng phép liệt kê a) “Sân trường em trong giờ ra chơi thật là náo nhiệt: chỗ này một nhóm đá cầu, chỗ kia nhảy dây, keo co... Trên những ghế đá, dưới các tàn cây rợp mát, những nhóm bạn lặng lẽ hơn. Họ đang thủ thỉ tâm sự, chia nhau miếng bánh, đọc truyện hoặc cùng ôn bài..." b) “Những trò lố” hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta dưới thời Pháp thuộc. Va-ren gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.”
chuc p hk tot
lên đây nek bạn trả lời câu ? trông sách đầy đủ!!!
''hoctotnguvan.net/soan-bai-liet-ke-23-723.html''
Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, hay của tư tưởng, tình cảm. trong phần 3a các trang soạn hk cóa
1. Sự giống nhau về cấu tạo và ý nghĩa của các từ in đậm:
- Cấu tạo: Các bộ phận in đậm đều có kết cấu giống nhau.
- Ý nghĩa: đều chỉ các vật dụng quý
2. Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên:
- Thể hiện cuộc sống xa hoa của bọn quan lại, đối lập với lầm than, thiếu thốn của dân đen đang chống lũ.
II. Các kiểu liệt kê1. Xét về cấu tạo, các phép liệt kê:
- Liệt kê không theo cặp: tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải
- Liệt kê theo cặp: tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải
2. - Đảo thứ tự: tre, nứa, trúc, mai, vầu không làm thay đổi ý nghĩa của câu bởi đây là kiểu liệt kê không tăng tiến.
- Không thể đảo: hình thành và trưởng thành, gia đình, họ hàng, làng xóm được vì đây là kiểu liệt kê tăng tiến.
3. Phân loại phép liệt kê:
+ Phân loại theo cấu tạo: Liệt kê theo cặp, liệt kê không theo cặp
+ Phân loại theo ý nghĩa: Liệt kê tăng tiến, liệt kê không tăng tiến
III. Luyện tậpBài 1 (trang 106 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Phép liệt kê trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
- Sức mạnh của tinh thần yêu nước “ nó kết thành làn sóng mạnh mẽ, to lớn… lũ cướp nước”
- Lòng tự hào về những trang sử vẻ vang qua những tấm gương các anh hùng dân tộc: thời đại Bà Trưng, Bà Triệu ,Trần Hưng Đạo, Quang Trung…”
- Sự đoàn kết, hiệp lực của mọi tầng lớp Việt Nam khi đánh Pháp: “ từ các cụ già tóc bạc… ruộng cho Chính phủ.
Bài 2 (trang 106 sgk ngữ văn 7 tập 2)
a, Phép liệt kê:
- Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm
- Những cu li kéo xe tay phóng đi cật lực… hình chữ nhật.
b, Phép liệt kê: Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.
Bài 3 (trang 106 sgk ngữ văn 7 tập 2)
- Sân trường của chúng em trong giờ ra chơi thật thú vị: nào nhảy dây, đá cầu, kéo co, nào bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền vui biết mấy.
- Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu phản ánh chân thực bản chất xảo trá, gian ác, lố bịch của bọn thực dân Pháp mà đại diện là Va-ren. Ca ngợi vị anh hùng dân tộc Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam.
- Phan Bội Châu là vị anh hùng tượng trưng cho khí phách của người dân Việt Nam kiên cường, bất khuất, luôn tỉnh táo trước giọng điệu xảo trá của kẻ thù.