Văn mẫu lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thanh Huyền

CÁC BẠN ƠI GIÚP MK VS. NGÀY MAI MK KIỂM TRA RỒI.khocroi

C1: Nêu giá trị nghệ thuật trong 2 tình huống ở tác phẩm '' Chiếc lược ngà '' của Nguyễn Quang Sáng

C2: Phân tích hình ảnh '' Đầu súng, trăng treo '' trong tác phẩm '' Đồng chí '' của Chính Hữu

PLEASEvui

Linh Phương
8 tháng 12 2016 lúc 13:29

2.

Đồng chí của Chính Hữu là một trong những bài thơ hay về người chiến sĩ trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Trải qua hơn năm mươi năm, bài thơ đã trở thành người bạn tâm tình của nhiều lớp người cầm súng chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

Đoạn kết của bài thơ thật đẹp, nó đã tạc vào thơ ca chân dung người chiến sĩ mộc mạc, đơn sơ và tuyệt vời thi vị:Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng hòa quyện với nhau. Cảnh rừng hoang, sương muối âm u, lạnh giá dường như không còn gây được ấn tượng đe dọa đối với con người nữa mà trái lại, nó bị đẩy lùi ra phía sau, nhường chỗ cho hình ảnh đồng đội đang sát cánh bên nhau trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Tình đồng chí thiêng liêng đã sưởi ấm lòng chiến sĩ, chắp cánh cho tâm hồn họ bay bổng. Đêm khuya chờ giặc, trăng đã ngang đầu súng. Và lạ lùng thay, người chiến sĩ như có một khám phá bất chợt, thú vị: đầu súng trăng treo. Câu thơ như một tiếng reo vui chứa đựng bao ý nghĩa. Hình ảnh đầu súng trăng treo được tạo nên nhờ sự liên tưởng thông minh và độc đáo.Anh bộ đội hướng mũi súng về phía giặc, tình cờ phía ấy là hướng trăng lặn. Đêm khuya về sáng, trăng đang xuống thấp dần và ngang tầm mũi súng, tạo cảm giác đầu súng trăng treo. Cảnh ấy có thể có thật song có thể chỉ là sự liên tưởng bất ngờ do ý thơ lãng mạn để tạo ra một ý nghĩa tượng trưng. (Mũi súng chờ giặc – chất hiện thực quyết liệt; trăng – chất thơ bay bồng). Giữa hai hình ảnh tương phản súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được mối quan hệ gần gũi. Súng tượng trưng cho tinh thần chiến đấu bảo vệ cuộc sống tốt đẹp yên lành, trăng tượng trưng cho cái đẹp yên lành ấy.Hình ảnh Đầu súng trăng treo là biểu tượng cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng. Nó thể hiện rõ nét cái tư thế chủ động, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng, vào tương lai tươi sáng của đất nước, của người chiến sĩ. Cao hơn nữa, hình ảnh ấy là biểu tượng sóng đôi của dân tộc Việt Nam dũng cảm, hào hoa muôn thuở.

Đặng Thị Huyền Trang
7 tháng 11 2017 lúc 21:45

Câu 2 :

Đọc thơ Chính Hữu ta như cảm thấy hơi ấm đang toả ra khắp cơ thể, khắp không gian. Hơi ấm ấy phải chăng được bắt nguồn từ cảm xúc chân thành, mộc mạc, giản dị trong lời thơ Chính Hữu. Câu thơ cuối tuy đã khép lại tác phẩm nhưng với em nó mãi là dư âm không bao giờ cạn:

Đầu súng trăng treo

Câu thơ vừa thực vừa ảo cho ta nhiều cảm xúc mới mẻ. Khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất, giữa con người và thiên nhiên đã được xích lại gần gũi hơn bởi một từ treo. Đó là sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn vừa xa vừa gần. Phải chăng câu thơ là ước muốn, là hi vọng của Chính Hữu - người lính Cụ Hồ về một cuộc sống hoà bình, tươi đẹp? Sau đêm nay, sau giờ phút căng thẳng, lạnh buốt này sẽ là một sớm mai ấm áp với ánh bình minh sáng ngời Người chiến sĩ, với nhiệm vụ đã thành người thi sĩ với bao cảm hứng dạt dào .

Như lời kết nhẹ nhàng của bản nhạc du dương, Đồng chí của Chính Hữu đã cho thế hệ trẻ hôm nay phần nào hiểu được giá trị thiêng liêng, cao cả của tình đồng chí, đồng đội thời chiến. Những lời thơ trong Đồng chí đã gieo vào lòng bạn đọc bao cảm xúc và ấn tượng mới mẻ khép lại trang thơ mà hình ảnh Đầu súng trăng treo vẫn hiện ra trong ý nghĩ người đọc như một thứ hào quang soi rọi về một thời quá khứ oai hùng, hướng chúng ta đến những gì tốt đẹp ở tương lai.

Dương Phương Trà
5 tháng 12 2017 lúc 22:33

Câu 2:

Hình ảnh “đầu súng, trăng treo” trong tác phẩm " Đồng chí " của Chính Hữu.

“Đầu súng trăng treo” là câu kết bài thơ Đồng chí. cũng là một biểu tượng đẹp về người chiến sĩ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp.

Trong đêm phục kích giữa rừng, bên cạnh hình ảnh thực là súng, là nhiệm vụ chiến đấu tạo nên con người chiến sĩ thì cái mộng, cái trữ tình là trăng.

Hình ảnh trăng tạo nên con người thi sĩ. Hình ảnh chiến sĩ, thi sĩ hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính cách mạng.

Hai hình ảnh tưởng là đốì lập nhau đặt cạnh nhau tạo ra ý nghĩa hòa hợp vô cùng độc đáo. Súng là chiến đấu gian khổ, hi sinh, là hiện thực. Còn trăng là tượng trưng cho hòa bình, gợi lên sự đẹp đẽ thơ mộng, dịu dàng và lãng mạn.

Người lính cầm súng để bảo vệ hòa bình, khát khao hòa bình, không ngại gian khổ hi sinh. Súng và trăng: cứng rắn và dịu hiền, chiến sĩ và thi sĩ, có người còn gọi đây là một cặp đồng chí.

Chính Hữu đã thành công với hình ảnh “đầu súng trăng treo” - một biểu tượng thơ giàu sức gợi cảm.

“Đầu súng trăng treo” đã trở thành một biểu tượng đẹp của người lính cách mạng Việt Nam hiện thực và lãng mạn, chiến sĩ và thi sĩ.

Hình ảnh “ánh trăng” của Nguyễn Duy:

Ánh trăng của Nguyễn Duy không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước mà còn gắn bó với tuổi thơ, với những ngày kháng chiến gian khổ.

Hình ảnh “ánh trăng” bắt đầu gắn với cuộc sống bình thường của con người và vầng trăng thời chiến tranh, vầng trăng là biểu tượng đẹp của những năm tháng tình nghĩa ngỡ không bao giờ quên.

Từ ở rừng, sau chiến thắng về thành phố, được sống cuộc sông tiện nghi: ở buyn-đinh, quen ánh điện, cửa gương... và vầng trăng tri kỉ tình nghĩa đã bị người tri kỉ xưa lãng quên, dửng dưng. Trăng được nhân hóa, lặng lẽ đi qua đường, như người dưng, chẳng còn ai nhớ, chẳng ai hay.

Bất ngờ gặp một tình huống của nhịp sống thành thị : thình lình đèn điện tắt. Vầng trăng xưa xuất hiện, vần tròn, vẫn đẹp, vẫn thủy chung với con người.

Cả một quá khứ đẹp và tình nghĩa ùa về rưng rưng trong lòng người lính, còn trăng thì im lặng.

Người lính giật mình, cái giật mình của người lính trước sự im lặng của trăng xưa hiện về nơi thành phố hôm nay là một biểu tượng nghệ thuật mang tính hàm nghĩa độc đáo. Đó là sự bao dung, độ lượng, nghĩa tình, thủy chung của nhân dân, sự trong sáng mà không hề đòi hỏi được đền đáp.

Đây chính là phẩm chất cao đẹp của nhân dân mà tác giả muốn ngợi ca tự hào. Cũng là thông điệp hãy biết nhớ về quá khứ tốt đẹp, không nên sống vô tình. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc của hình ảnh trăng trong bài thơ của Nguyễn Duv tự nhắn nhủ mình và muốn gửi gắm.


Dương Phương Trà
5 tháng 12 2017 lúc 22:35

Câu 2:

Đồng chí của Chính Hữu là một trong những bài thơ hay về người chiến sĩ trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Trải qua hơn năm mươi năm, bài thơ đã trở thành người bạn tâm tình của nhiều lớp người cầm súng chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

Đoạn kết của bài thơ thật đẹp, nó đã tạc vào thơ ca chân dung người chiến sĩ mộc mạc, đơn sơ và tuyệt vời thi vị:

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng hòa quyện với nhau. Cảnh rừng hoang, sương muối âm u, lạnh giá dường như không còn gây được ấn tượng đe dọa đối với con người nữa mà trái lại, nó bị đẩy lùi ra phía sau, nhường chỗ cho hình ảnh đồng đội đang sát cánh bên nhau trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Tình đồng chí thiêng liêng đã sưởi ấm lòng chiến sĩ, chắp cánh cho tâm hồn họ bay bổng. Đêm khuya chờ giặc, trăng đã ngang đầu súng. Và lạ lùng thay, người chiến sĩ như có một khám phá bất chợt, thú vị: đầu súng trăng treo. Câu thơ như một tiếng reo vui chứa đựng bao ý nghĩa. Hình ảnh đầu súng trăng treo được tạo nên nhờ sự liên tưởng thông minh và độc đáo.

Anh bộ đội hướng mũi súng về phía giặc, tình cờ phía ấy là hướng trăng lặn. Đêm khuya về sáng, trăng đang xuống thấp dần và ngang tầm mũi súng, tạo cảm giác đầu súng trăng treo. Cảnh ấy có thể có thật song có thể chỉ là sự liên tưởng bất ngờ do ý thơ lãng mạn để tạo ra một ý nghĩa tượng trưng. (Mũi súng chờ giặc – chất hiện thực quyết liệt; trăng – chất thơ bay bồng). Giữa hai hình ảnh tương phản súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được mối quan hệ gần gũi. Súng tượng trưng cho tinh thần chiến đấu bảo vệ cuộc sống tốt đẹp yên lành, trăng tượng trưng cho cái đẹp yên lành ấy.

Hình ảnh Đầu súng trăng treo là biểu tượng cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí thiêng liêng. Nó thể hiện rõ nét cái tư thế chủ động, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng, vào tương lai tươi sáng của đất nước, của người chiến sĩ. Cao hơn nữa, hình ảnh ấy là biểu tượng sóng đôi của dân tộc Việt Nam dũng cảm, hào hoa muôn thuở.

Dương Phương Trà
5 tháng 12 2017 lúc 22:36

Câu 2:

Phân tích hình ảnh "Đầu súng, trăng treo" trong bài thơ "Đồng Chí" của Chính Hữu.

Bài làm:
Không biết tự bao giờ ánh trăng đã đi vào văn học như một huyền thoại đẹp. ở truyền thuyết “Chú cuội cung trăng” hay Hằng Nga trộm thuốc trường sinh là những mảng đời sống tinh thần bình dị đậm đà màu sắc dân tộc của nhân dân ta. Hơn thế nữa, trăng đã đi vào cuộc chiến đấu, trăng bảo vệ xóm làng, trăng được Chính Hữu kết tinh thành hình ảnh “đầu súng trăng treo” rất đẹp trong bài thơ Đồng chí của mình.

Sau hơn mười năm làm thơ, Chính Hữu cho ra mắt tập “Đầu súng trăng treo”. Thế mới biết tác giả đắc ý như thế nào về hình ảnh thật đẹp, thơ mộng, rất thực nhưng không thiếu nét lãng mạn đó.

Đầu súng trăng treo- đó là một hình ảnh tả thực một bức tranh tả thực và sinh động. Giữa núi rừng heo hút “rừng hoang sương muối” giữa đêm thanh vắng tĩnh mịch bỗng xuất hiện một ánh trăng treo lơ lửng giữa bầu trời. Và hình ảnh này cũng thật lạ làm sao, súng và trăng vốn tương phản với nhau, xa cách nhau vời vợi bỗng hoà quyện vào nhau thành một hình tượng gắn liền. Nhà thơ không phải tả mà chỉ gợi, chỉ đưa hình ảnh nhưng ta liên tưởng nhiều điều.

Đêm thanh vắng người lính bên nhau chờ giặc tới, trăng chếch bóng soi sáng rừng hoang bao la rộng lớn, soi sáng tình cảm họ, soi sáng tâm hồn họ… Giờ đây, người chiến sĩ như không còn vướng bận về cảnh chiến đấu sắp diễn ra, anh thả hồn theo trăng, anh say sưa ngắm ánh trăng toả ngời trên đỉnh núi, tâm hồn người nông dân “nước mặn đồng chua” hay “đất cày trên sỏi đá” cằn cỗi ngày nào bỗng chốc trở thành người nghệ sĩ đang ngắm nhìn vẻ đẹp ánh trăng vốn có tự ngàn đời. Phải là một người có tâm hồn giàu lãng mạn và một phong thái ung dung bình tĩnh lạc quan thì anh mới có thể nhìn một hình ảnh nên thơ như thế. Chút nữa đây không biết ai sống chết, chút nữa đây cũng có thể là giây phút cuối cùng ta còn ở trên đời này nhưng ta vẫn “mặc kệ”, vẫn say sưa với ánh trăng.
ánh trăng như xua tan cái lạnh giá của đêm sương muối, trăng toả sáng làm ngời ngời lòng người, trăng như cùng tham gia, cùng chứng kiến cho tình đồng chí đồng đội thiêng liêng của những ngươì linh. Trăng truyền thêm sức mạnh cho họ, tắm gội tâm hồn họ thanh cao hơn, trong sạch hơn, trăng cũng là bạn, là đồng chí của anh bộ đội Cụ Hồ.

Đầu súng trăng treo- hình ảnh thật đẹp và giàu sức khái quát. Súng và trưng kết hợp nhau; súng tượng trưng cho chiến đấu- trăng là hình ảnh của thanh bình hạnh phúc. Súng là con người, trăng là đất nước quê hương của bốn nghìn năm văn hiến. Súng là hình ảnh người chiến sĩ gan dạ kiên cường- Trăng là hình ảnh người thi sĩ. Sự kết hợp hài hoà tạo nên nét lãng mạn bay bổng vừa gợi tả cụ thể đã nói lên lí tưởng, mục đích chiến đấu mà người lính ấy đang tham gia. Họ chiến đấu cho sự thanh bình, chiến đấu cho ánh trăng mãi nghiêng cười trên đỉnh núi. Ta hãy tưởng tượng xem: giữa đêm khuya rừng núi trập trùng bỗng hiện lên hình ảnh người lính đứng đó với súng khoác trên vai, nòng súng chếch lên trời và ánh trăng lơ lửng ngay nòng ngọn súng. Đó là biểu tượng Khát Vọng Hoà Bình, nó tượng trưng cho tư thế lạ quan bình tĩnh, lãng mạn của người bảo vệ Tổ quốc.

Cái thân của câu thơ “Đầu súng trăng treo” nằm ở từ “treo”, ta thử thay bằng từ mọc thì thật thà quá, làm sao còn nét lãng mạn? Và hãy thay một lần nữa bằng từ “lên” cũng không phù hợp, vì nó là hiện tượng tự nhiên: trăng tròn rồi khuyết, trăng lên trăng lặn sẽ không còn cái bất ngờ màu nhiệm nữa. Chỉ có trăng “treo”. Phải, chỉ có “Đầu súng trăng treo” mới diễn tả hết được cái hay, cái bồng bềnh thơ mộng của một đêm trăng “đứng chờ giặc tới”, chẳng thơ mộng chút nào. Ta nên hiểu bài thơ dường như được sáng tác ở thời điểm hiện tại “đêm nay” trong một không gian mà mặt đất là “rừng hoang sương muối” lạnh lẽo và lòng đầy phấp phỏng giặc sẽ tới có nghĩa là cái chết có thể đến từng giây từng phút. Thế nhưng người lính ấy vẫn đứng cạnh nhau để tâm hồn họ vút lên nở thành vầng trăng. Nếu miêu tả hiện thực thì vầng trăng ấy sẽ có hình khối của không gian ba chiều. ở đây, từ điểm nhìn xa, cả vầng trăng và súng đều tồn tại trên một mặt phẳng và trong hội hoạ nó mang tính biểu tượng cao. Tố Hữu cũng có một câu thơ kiểu này: “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” và Phạm Tiến Duật thì “Và vầng trăng vượt lên trên quầng lửa” hay Hoàng Hữu “Chỉ một nửa vầng trăng thôi một nửa. Ai bỏ quên ở phía chân trời…”. Nhưng có lẽ cô kết nhất, hay nhất vẫn là “Đầu súng trăng treo”.

Như đã nói ở trên, không phải ngẫu nhiên mà Chính Hun lấy hình ảnh “Đầu súng trăng treo” làm tựa đề cho tập thơ của mình. Nó là biểu tượng, là khát vọng và cũng là biểu hiện tuyệt vời chất lãng mạn trong bài thơ cách mạng. Lãng mạng nhưng không thoát li, không quên được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Lãng mạn vì con người cần có những phút sống cho riêng mình. Trước cái đẹp mà con người trở nên thờ ơ lãnh đạm thì cuộc sống vô cùng tẻ nhạt. Âm hưởng của câu thơ đã đi đúng với xu thế lịch sử của dân tộc. Hình ảnh trăng và súng đã có nhiều trong thơ Việt Nam nhưng chưa có sự kết hợp kì diệu nào bằng hình ảnh Đầu súng trăng treo của Chính Hữu.

Nếu như Elsa Trioslet – nữ văn sĩ Pháp có nói “Nhà văn là người cho máu” thì tôi hãnh diện nói với văn sĩ rằng: Chính Hữu đã cho máu để tạo nên câu thơ tuyệt vời để cống hiến cho cuộc kháng chiến của chúng ta. Và bạn ơi! Bạn hãy thả cùng tôi những chú chim trắng trên bầu trời, hãy hát vang lên ca khúc Hoà Bình vì hình ảnh đầu súng trăng treo mà nhà thơ đã gởi vào đó bao nhiêu khát vọng nay đã thành hiện thực

Dương Phương Trà
5 tháng 12 2017 lúc 22:38

Câu 2:

Đầu súng, trăng treo- hình ảnh thật đẹp và giàu sức khái quát. Súng và trưng kết hợp nhau; súng tượng trưng cho chiến đấu- trăng là hình ảnh của thanh bình hạnh phúc. Súng là con người, trăng là đất nước quê hương của bốn nghìn năm văn hiến. Súng là hình ảnh người chiến sĩ gan dạ kiên cường- Trăng là hình ảnh người thi sĩ. Sự kết hợp hài hoà tạo nên nét lãng mạn bay bổng vừa gợi tả cụ thể đã nói lên lí tưởng, mục đích chiến đấu mà người lính ấy đang tham gia. Họ chiến đấu cho sự thanh bình, chiến đấu cho ánh trăng mãi nghiêng cười trên đỉnh núi. Ta hãy tưởng tượng xem: giữa đêm khuya rừng núi trập trùng bỗng hiện lên hình ảnh người lính đứng đó với súng khoác trên vai, nòng súng chếch lên trời và ánh trăng lơ lửng ngay nòng ngọn súng. Đó là biểu tượng Khát Vọng Hoà Bình, nó tượng trưng cho tư thế lạ quan bình tĩnh, lãng mạn của người bảo vệ Tổ quốc.
Cái thân của câu thơ “Đầu súng trăng treo” nằm ở từ “treo”, ta thử thay bằng từ mọc thì thật thà quá, làm sao còn nét lãng mạn? Và hãy thay một lần nữa bằng từ “lên” cũng không phù hợp, vì nó là hiện tượng tự nhiên: trăng tròn rồi khuyết, trăng lên trăng lặn sẽ không còn cái bất ngờ màu nhiệm nữa. Chỉ có trăng “treo”. Phải, chỉ có “Đầu súng trăng treo” mới diễn tả hết được cái hay, cái bồng bềnh thơ mộng của một đêm trăng “đứng chờ giặc tới”, chẳng thơ mộng chút nào. Ta nên hiểu bài thơ dường như được sáng tác ở thời điểm hiện tại “đêm nay” trong một không gian mà mặt đất là “rừng hoang sương muối” lạnh lẽo và lòng đầy phấp phỏng giặc sẽ tới có nghĩa là cái chết có thể đến từng giây từng phút. Thế nhưng người lính ấy vẫn đứng cạnh nhau để tâm hồn họ vút lên nở thành vầng trăng. Nếu miêu tả hiện thực thì vầng trăng ấy sẽ có hình khối của không gian ba chiều. ở đây, từ điểm nhìn xa, cả vầng trăng và súng đều tồn tại trên một mặt phẳng và trong hội hoạ nó mang tính biểu tượng cao. Tố Hữu cũng có một câu thơ kiểu này: “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” và Phạm Tiến Duật thì “Và vầng trăng vượt lên trên quầng lửa” hay Hoàng Hữu “Chỉ một nửa vầng trăng thôi một nửa. Ai bỏ quên ở phía chân trời…”. Nhưng có lẽ cô kết nhất, hay nhất vẫn là “Đầu súng trăng treo”.
Như đã nói ở trên, không phải ngẫu nhiên mà Chính Hun lấy hình ảnh “Đầu súng trăng treo” làm tựa đề cho tập thơ của mình. Nó là biểu tượng, là khát vọng và cũng là biểu hiện tuyệt vời chất lãng mạn trong bài thơ cách mạng. Lãng mạng nhưng không thoát li, không quên được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Lãng mạn vì con người cần có những phút sống cho riêng mình. Trước cái đẹp mà con người trở nên thờ ơ lãnh đạm thì cuộc sống vô cùng tẻ nhạt. Âm hưởng của câu thơ đã đi đúng với xu thế lịch sử của dân tộc. Hình ảnh trăng và súng đã có nhiều trong thơ Việt Nam nhưng chưa có sự kết hợp kì diệu nào bằng hình ảnh Đầu súng trăng treo của Chính Hữu.

Dương Phương Trà
5 tháng 12 2017 lúc 22:40

Câu 2:

Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" gây ấn tượng rất đậm nét.. Chỉ vẻn vẹn có 4 tiếng làm nhiệm vụ kết thúc bài và để lại hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú : súng và trăng là gần và xa, là cứng rắn và dịu hièn, là thực tại và mơ mộng, là chất chiến đấu và chất trữ tình, là chiến sĩ và thi sĩ... Đó là các mặt bổ sung cho nhau, hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. "Đầu súng trăng treo" cũng có thể xem là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến - nền thơ kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.
Chất hiện thực của câu thể hiện ở chỗ, tác giả miêu tả 1 cách cụ thể về hình ảnh người lính giương súng chờ giặc trong đêm "rừng hoang sương muối" là lúc mà có sự xuất hiện của vầng trăng. Yếu tố lãng mạn ở chỗ là hình ảnh vầng trăng trên đầu súng rất nên thơ, tạo được cảm xúc dào dạt cho người đọc.

Mặt khác, trăng và súng là 2 hình ảnh đối lập nhau nhưng lại đặt trong mối quan hệ với nhau! Trăng là biểu tượng cho cuộc sống tươi đẹp, cho hòa bình, hạnh phúc và ước mơ vươn tới của con người .Súng là biểu tượng cho chiến tranh nhưng cũng trở thành lý tưởng cao đẹp, tinh thần chiến đấu vì cuộc sống hòa bình, hạnh phúc. Trăng là vẻ đẹp lãng mạn, súng là hiện thực. Dù đối lập nhưng 2 hình ảnh này đã tôn thêm vẻ đẹp cho nhau, làm nên vẻ đẹp hoàn mỹ của người lính. Không fải ngẫu nhiên mà CH đã đưa ra 3 hình ảnh (người lính, khẩu súng, vàng trăng) gắn kết trong ko gian hiện thực "rừng hoang sương muối", vì qua đó nhà thơ muốn khẳng định khát vọng về cuộc sống bình yên. Để thực hiện điều đó, người lính bấy giờ phải cầm súng, chiến đấu với giặc, vì hòa bình, cho ánh trăng mãi rạng ngời trên quê hương .

Dương Phương Trà
5 tháng 12 2017 lúc 22:43

Bạn tham khảo

Nếu ở tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, thì tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc, thắm thiết của ông Sáu với con. Tình huống truyện ở đây mang đầy kịch tính chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ. Đó là những tình huống ngẫu nhiên song lại rất phổ biến, những tình huống đầy éo le mà chúng ta thường gặp trong chiến tranh. Song đặt các nhân vật của mình vào các tình huống ấy, nhà văn muốn khẳng định và ngợi ca:tình cha con thiêng liêng, sâu nặng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh.

Dương Phương Trà
5 tháng 12 2017 lúc 22:44

Câu 1:

- Xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí

- Xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ, lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất,đặt vào nhân vật bác Ba,người bạn chiến đấu của ông Sáu và cũng là người chứng kiến, tham gia vào câu chuyện. Với ngôi kể này, người kể chuyện xen vào những lời bình luận, suy nghĩ,bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật, và câu chuyện vẫn mang tính khách quan.

- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu.

- Ngôn ngữ truyện mang đậm chất địa phương Nam Bộ.


Các câu hỏi tương tự
Thanh Huyền
Xem chi tiết
fan á hậu
Xem chi tiết
La Hoàng Lê
Xem chi tiết
Phu Thuy Kieu Linh
Xem chi tiết
Vĩ Cao Tuấn
Xem chi tiết
Nhat Business
Xem chi tiết
Thanh Huyền
Xem chi tiết
Đỗ Thị Thảo
Xem chi tiết
La Hoàng Lê
Xem chi tiết