Các bạn ơi giúp mình bài kiểm tra 45' trong kì I nhé
Câu 1: Quan sát tranh hệ mặt trời trong SGK và cho biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Câu 2:Nêu hình dạng kích thuiwcs của Trái Đất
Câu 3:Thế nào là đường kinh tuyến , vĩ tuyến ; đặc điểm của các đườn kinh tuyến , vĩ tuyến
Câu 4:Kinh tuyến gốc , vĩ tuyến gốc đánh số bao nhiêu độ; thế nào là vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến NAm , kinh tuyến đông , kinh tuyến tây
Câu 5: Bản đồ là gì, bản đồ cho ta biết những gì?
Câu 6 :Tỉ lệ bản đồ là gì, tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì; có mấy dạng biểu hiện của tỉ lệ bản đồ
Câu 7 : THế nào là kinh độ , vĩ độ , tọa độ địa lý
Câu 8: Nêu các cách biểu hiện địa hình trên bản đồ? Nhắc lại các loại kí hiệu bản đồ
Mong các bạn giải hộ mình để mình vượt qua bài kiểm tra này ^_^
Câu 1:
– Trái Đất ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
Câu 2:
– Hình dạng: Trái Đất có hình cầu.
– Kích thước, rất lớn:
+ Bán kính : 6370km
+ Xích đạo : 40076 km
+ Diện tích : 510 triệu km2
Câu 3:
- Kinh tuyến là những đường nối liền từ Cực Bắc đến cực Nam , có độ dài bằng nhau . Kinh tuyến gốc được đánh dấu 0 đi qua đài thiên văn Grin - uýt ngoại ô thành phố Luân Đôn nước Anh .
- Vĩ tuyến là những vòng tròn vuông góc với các kinh tuến năm song song với nhau có độ dài nhỏ dàn từ Xích Đạo về 2 cực . Vĩ tuyến gốc được đánh dấu 0 ( con gọi là đường Xích đạo )
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến được đánh dấu 0 đi qua đài thiên văn Grin - uýt ngoại ô thành phố Luân Đôn nước Anh
- Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến lớn nhất được đánh dấu 0 - Kinh tuyến Tây là những kinh tuyến nằm bên tay trái kinh tuyến gốc , trên đó có toàn bộ châu Mĩ
- Kinh tuyến Đông là những kinh tuyến nằm bên tay phải kinh tuyến gốc , trên đó có các châu lục : Á , Âu , Phi , Châu đại dương .
- Vĩ tuyến Bắc là những vĩ tuyến nằm từ Xích Đạo đến cự Bắc hay còn gọi là nửa cầu Bắc
- Vĩ tuyến Nam là những vĩ tuyến nằm từ Xích Đạo đến cực Nam hay còn gọi là nửa cầu Nam
Câu 4:
Trước hết chúng ta phải xác định được: + Kinh tuyến gốc: kinh tuyến số 0 độ, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh). + Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến số 0 độ (Xích đạo). Từ đó suy ra được đâu là kinh tuyến Đông và Tây, đâu là vĩ tuyến Bắc và Nam: - Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc. - Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc. - Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc. - Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.Câu 5:
Bản đồ là hình vẽ tương đối chính xác về một vùng đất hay toàn bộ trái đất trên một mặt phẳng.
Tỉ lệ bản đồ là tỉ số khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực địa.
Dựa vào tỉ lệ bản đồ chúng ta có thể biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực địa.
Câu 6:
- Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.
-Tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ đó được thu nhỏ bao nhiêu so với thực địa.
-Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.
Câu 7:
- Kinh độ: Kinh độ của một điểm là góc nhị diện hợp bởi mặt phẳng chứa kinh tuyến gốc và mặt phẳng chứa kinh tuyến đi qua điểm đó.
- Vĩ độ: Vĩ độ địa lý của một điểm là góc hợp bởi đường dây dọi đi qua điểm đó và mặt phẳng xích đạo.
- Tọa độ địa lí của 1 điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó
Câu 8:
Có 3 cách:
- Kí hiệu điểm: thường dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể như: các điểm dân cư, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, các hải cảng,...
- Kí hiệu đường: Phương pháp này dùng để thể hiện cho các đối tượng phân bố theo tuyến rõ rệt trong không gian, như: ranh giới hành chính, đường giao thông, ranh giới rừng, ...
- Kí hiệu diện tích: Đây là phương pháp biểu thị cho những đối tượng không phân bố đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ tập trung ở những vùng nhất định, có diện tích lớn.Ví dụ: vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp.