Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
HÀ NGỌC SƠN

các bạn giúp mình những câu này với nhé:

C1:nêu các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới triều Nguyễn ( nếu cả cuộc khởi nghĩa chàng Lía )

C2:hãy kể tên các tác giả và các tác phẩm văn học tiêu biểu mà em biết ở cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX

C3:kể tên các tác giả và các tác phẩm sử học, địa lí , y học của thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX

C4:nêu tình hình kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp của nước ta ở các thế kỉ XVI - thế kỉ XVIII phát triển nhưthếnào? em hãy kể tên những làng nghề thủ công nổi tiếng ở nước ta từ xưa đến nay

C5:so sánh chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn sau khi lập lại chế độ phong kiến tập quyền với chính sách ngoại giao của Quang Trung trước đó

C6:vua Quang Trung đã có những cống hiến gì cho lịch sử dân tộc Việt Nam

HELP ME PLEASE !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!khocroi

Bình Trần Thị
14 tháng 5 2017 lúc 12:33

3.Việc biên soạn lịch sử, địa lí có những bước tiến quan trọng. Triều Tây Sơn có bộ Đại Việt sử kí tiền biên, sử quán triều Nguyễn có Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện v.v... Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú là những tác giả tiêu biểu của thời kì này.
Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XVIII. Các tác phẩm nổi tiếng của ông là Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ... Phan Huy Chú là tác giả bộ Lịch triều hiến chương loại chí.
Có thể kể thêm một số công trình khác như Gia Định thành công chí của Trịnh Hoài Đức, Nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định...Trịnh Hoài Đức cùng với Lê Quang Định và Ngô Nhân Tỉnh là ba tác giả lớn ở Gia Định
("Gia Định tam gia") và đều là học trò của nhà giáo nổi tiếng Võ Trường Toản.
Về y học có Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông), là người thầy thuốc có uy tín lớn ở thế kỉ XVIII. Thông cảm sâu sắc với cuộc sống cực khổ của nhân dân, ông đã dày công nghiên cứu các sách thuốc thời xưa, kết hợp với kinh nghiệm chữa bệnh truyền thống nên đã phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam và thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ông có cống hiến xuất sắc vào nền y học và dược học dân tộc, đặc biệt là bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển).

Bình Trần Thị
14 tháng 5 2017 lúc 12:34

4.

Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng... ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.

Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đông hồ, làm tranh sơn mài.

Số làng nghề như dệt lụa, lĩnh các loại, làm giấy, làm gốm sứ, nhuộm vải, đúc đồng v.v... tăng lên ngày càng nhiều.

Ở các làng này, cư dân vẫn làm ruộng, tuy nhiên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

Ngành khai mỏ trở thành một ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Ở Đàng Ngoài, một số người Hoa đã sang xin thầu khai thác một số mỏ, sử dụng nhân công người Hoa. Nhân đó, một số nhà giàu người Việt cũng xin thầu. Lượng kim loại được bán ra thị trường hoặc phục vụ nhà nước ngày càng lớn.

Bình Trần Thị
14 tháng 5 2017 lúc 12:37

6.Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Phan Lam Nhi
14 tháng 5 2017 lúc 15:50

1. Các cuộc nổi dậy là:

Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng

Khởi nghĩa Lê Duy Mật

Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương

Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu

Khởi nghĩa Hoàng Công Chất

Khởi nghĩa chàng Lía

Khởi nghĩa Tây Sơn

Khởi nghĩa Phan Bá Vành

Khởi nghĩa Nông Văn Vân

Khởi nghĩa Lê Văn Khôi

Khởi nghĩa Cao Bá Quát

Khởi nghĩa Lê Duy Lương

Cuộc nổi dậy của nhân dân Đá Vách

Khởi nghĩa của nhân dân An Giang

2.Truyện Kiều của Nguyễn Du

Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương

Thơ của Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu,...

3.Triều Tây Sơn có bộ Đại Việt sử kí tiền biên

Sử quán triều Nguyễn có Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện,...

Lê Quý Đôn có Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ...

Phan Huy Chú có Lịch triều hiến chương loại chí

Về y học có Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) phát hiện thêm 305 vị thuốc nam và thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh trong dân gian, cùng bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển)

5. Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn là thần phục nhà Thanh, đói với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc. Còn chính sách ngoại giao của vua Quang Trung là vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết. Mềm dẻo là để giữ quan hệ hòa hiếu với nhà Thanh, còn kiên quyết là để bảo vệ nền độc lập của đất nước.

Câu 4 và câu 6 đã có 2 bạn giúp rồi, mình cũng thấy đúng đấy! Bạn tham khảo bài của mình nhé!



Các câu hỏi tương tự
Nhung
Xem chi tiết
Minh Trần Kim
Xem chi tiết
Dân Nguyễn Chí
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Nhung
Xem chi tiết
Ngô Hoàng Nam
Xem chi tiết
Ngô Hoàng Nam
Xem chi tiết
Đỗ Thị Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Phúc Nguyên
Xem chi tiết
Đặng Thị Thu Thảo
Xem chi tiết