Hướng dẫn soạn bài Quan Âm Thị Kính

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kaito Kid

Các bạn giup mình nhahehehihihihi

Câu 1: em đánh giá như thế nào về quyết đinh của Thị kính và ước muốn của Thị Kính ở phần cuối của đoạn trích

Câu 2 : đánh giá chung của em về nhân vật Sùng bà qua hành động,lời nói

Thảo Phương
9 tháng 4 2017 lúc 21:38

1+2)

- Những cử chỉ khi rời nhà Sùng bà (bước đi ngập ngừng, dừng lại thở than, quay nhìn lại kỉ, sách, thúng khâu, bóp chặp trong tay chiếc áo đang khâu dở, và qua ngôn ngữ (đoạn hát sử rầu, nói thảm), đã thể hiện tâm trạng bàng hoàng đau đớn. Bấy lâu nay tình vợ chồng ấm êm hạnh phúc (sắt cầm tịnh hảo), giờ bỗng chia lìa tan tác (chăn gối lẻ loi). Rồi sau đó là ngậm ngùi xót xa cho duyên hẩm hiu, số phận bất hạnh (phận hẩm duyên ôi).

- Việc Thị Kính quyết tâm hình nam tử bước đi tu hành để giải thoát đau khổ mang hai ý nghĩa khác nhau, gần như đối lập nhau:

- Phải tiếp tục sống ở đời mới mong tỏ rõ người đoan chính.Đó là ý nghĩa tích cực.

- Cho rằng mình khổ do số kiếp nên tìm vào cửa thiền để cầu Phật tổ chứng minh lòng dạ thẳng ngay, tiêu trừ oan nghiệt. Đó là ý nghĩa tiêu cực, cam chịu cúi đầu trước hoàn cảnh bất công, oan trái của con người trong xã hội cũ.

Thảo Phương
9 tháng 4 2017 lúc 21:39

Bổ sung:

- Về hành động của Sùng Bà:

Dúi đầu Thị Kính xuống

Bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên

Không cho Thị Kính được phân bua, thanh minh cho mình.

Dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống.

Nhất quyết trả Thị Kính về cho gia đình.

- Về ngôn ngữ: Sùng bà đay nghiến, mắng nhiếc Thị Kính thậm tệ. Điều quan trọng nhất là cách mắng chửi của Sùng bà đối với Thị Kính không phải là lời mắng của mẹ đối với con, cũng không phải là của một bà mẹ chồng đối với con dâu của mình.

Lời lẽ, hành động của Sùng bà chứng tỏ mụ là người tàn nhẫn và độc ác, không những thế lại còn hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên, dẫn đến coi thường những người khác, nhất là những người lao động. Điều đó cho thấy Sùng bà tức giận, chửi mắng Thị Kính thậm tệ không hẳn vì nghĩ rằng Thị Kính có ý làm hại con mụ mà vì sự chênh lệch đẳng cấp xã hội giữa hai gia đình. Thị Kính là con nhà nghèo mà lại dám bước vào, hơn thế nữa lại là nàng dâu, trở thành người trong gia đình mụ.


Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Đỗ Hoàng Ngọc
Xem chi tiết
Thu Hương
Xem chi tiết
Trần Phương Thảo
Xem chi tiết