Theo kinh nghiệm của mình thì trạng ngữ thường :
+ Đứng đầu câu hoặc cuối câu văn.
+ Từ ngữ là trạng ngữ thường biểu thị một nơi chốn, địa điểm, mục đích, cách thức,....
+ Thường phân biệt với chủ ngữ và vị ngữ bởi các dấu câu ( dấu phẩy )
Trạng ngữ có thể được cấu tạo từ một cụm từ hoặc một từ. Về chức năng ngữ pháp trạng ngữ là thành phần phụ trong câu.
Có 3 loại trạng ngữ chính gồm:
Chỉ thời gian, nơi chốn.Chỉ nguyên nhân, mục đích.Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức.
Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ
Giữa trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói và dấu phẩy khi viết.
Ví dụ: Trong 2 cặp câu sau, câu nào có trạng ngữ, câu nào không? Tại sao?
Cặp 1: a) Tôi đi chơi hôm nay. b) Hôm nay, tôi đi chơi.
Cặp 2: a) lớp 9A học bài hai giờ. b) Hai giờ, lớp 9A học bài.
Câu b của hai cặp trên có trạng ngữ vì “hôm nay” và “ hai giờ” được thêm vào để bổ sung ý nghĩa cho câu văn.
Câu a của hai cặp trên không có trạng ngữ vì câu văn liền mạch, không có quãng nghỉ và dấu phẩy.
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,... của sự việc nêu ở trong câu.
Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm gì?.