Tập làm văn lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thu Hoài

- Các bạn cho mình hỏi, đề khảo sát chất lượng đầu năm của các bạn có bài văn cảm thụ là gì thế ạ ?

Mình hỏi để học tập thêm, xin chân thành cảm mơn các bạn.

Nếu nhớ thì bài tập làm văn của các bạn là gì thế? Mình ôn hết rồi, chỉ muốn nghe để xem có giống mình ko...

Mình sẽ tick bằng nick có 26 điểm. Mong giúp đỡ nhiều

Carol
20 tháng 8 2018 lúc 21:13

Đề khảo sát chất lượng đầu năm thì người ta sẽ cho:

1. Phân tích tác dụng của phép tu từ có trong đoạn văn hoặc đoạn thơ.

Bạn có thể tham khảo mấy bài này nhé!

Bài 1.Cho đoạn thơ sau:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã,
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng,
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
(Tế Hanh, Quê hương)
a.Xác định các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ trên.
b. Viết đoạn văn ngắn phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ.
Bài 2. Phân tích cái hay của hai câu thơ sau:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông. (Nguyễn Du- Truyện Kiều)
Bài 3.Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật chủ yếu được dùng trong đoạn thơ sau:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa.
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa,
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên)
Bài 4. Cảm nhận của em về cái hay trong việc sử dụng biện pháp tu từ trong câu thơ sau: Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
( Đêm Côn Sơn- Trần Đăng Khoa)
Bài 5.Mở đầu bài thơ Cảnh khuya, sáng tác tại chiến khu Việt Bắc năm 1947 Bác Hồ viết:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Theo em biện pháp tu từ so sánh ở câu thơ trên có gì đặc sắc? Hãy nêu rõ xúc cảm mà biện pháp nghệ thuật đó đã gợi ra trong tâm hồn em.
Bài 6. Cho đoạn thơ sau:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
(Nguyễn Du- Truyện Kiều)
a.Thốt cũng có nghĩa là nói nhưng thốt khác nói ở chỗ nào ? Có thể thay từ thốt bằng các từ khác đồng nghĩa với nó (trong trường hợp này) được không ? Tại sao ?
b.Phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được dùng trong đoạn thơ trên.
Bài 7.Trong những năm chống Mĩ trước đây, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết một bài thơ về những người nông dân cấy lúa. Trong bài có những câu:
Tiếng mùa đang giục giã
Gió thổi lạnh đồng chiêm
Cắm tay vào buốt giá
Cấy cả ngày lẫn đêm
Khi cấy, bàn tay người nông dân cắm cây mạ xuống ruộng bùn. Vậy tại sao nhà thơ lại viết “ Cắm tay vào buốt giá” ? Theo em cách nói ấy hay hơn cách nói bình thường ở chỗ nào ? Câu thơ gợi cho em cảm nghĩ gì về công việc và phẩm chất của người lao động ?
Bài 8.Phân tích cái hay của các hình ảnh thơ sau:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Mấy cái này bạn đọc lượt sơ qua xem nhé! Mik lớp 8 rồi nên chỉ nhớ bấy nhiêu thôi!ok

Nanami-Michiru
22 tháng 8 2018 lúc 7:01

Câu 1 (1,5 điểm)

a. Cho đoạn văn:

"Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống... Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão, Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hòa lẫn với nước chát mặn."

Dựa vào đoạn văn, trả lời các câu hỏi sau:

- Hãy cho biết các từ in đậm trong đoạn văn sau là những từ loại nào?

- Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn: "Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống."

b. Khi miêu tả màu hoa cải, tác giả Phạm Đức viết:

"Màu vàng ánh nắng cô đúc lại, như vô vàn cánh bướm nhỏ xíu đậu chấp chới khắp cành. Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của bao tháng ngày đọng lại."

Dựa vào đoạn văn, hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Giải thích nghĩa của từ "đọng" trong câu văn:"Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của bao tháng ngày đọng lại."

- Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tác giả Phạm Đức đã dùng trong đoạn văn?

Câu 2 (1,5 điểm):

a. Xếp các từ sau đây thành các nhóm từ đồng nghĩa:

lấp lánh, tràn ngập, thiết tha, dỗ dành, đầy ắp, vỗ về, da diết, lóng lánh.

b. Hãy thêm dấu câu cho phù hợp trong câu văn sau và viết lại câu văn đó ra giấy thi:

"...Phượng gợi nhắc mùa thi đã đến mùa hè sắp về sắp gặt hái thành quả của chín tháng miệt mài học tập."

Câu 3. (1,0 điểm):

Xác định các kiểu liên kết câu và chỉ ra những từ ngữ được dùng để liên kết tương ứng trong đoạn văn sau:

" Đoàn quân đột ngột chuyển mạnh. Những dặm rừng đỏ lên vì bom Mĩ. Những dặm rừng xám đi vì chất độc hóa học Mĩ. Những dặm rừng đen lại, cây cháy thành than chọc lên nền trời mây. Tất cả, tất cả lướt qua rất nhanh. Họ nhích dần từng bước, người nọ nối tiếp người kia thành một vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao." (Dương Thị Xuân Quý)

PHẦN II (6,0 điểm): Tập làm văn:

Miêu tả quê hương em vào một buổi sáng mùa hè.

Nguyễn Thị Thu Hương
22 tháng 8 2018 lúc 7:05

Câu 1 (2,0 điểm):

Đọc kỹ đoạn văn sau, chọn câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm:

" ... Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây"..."

(Ngữ văn 6, Tập một)

1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?

A. Con rồng cháu tiên C. Thánh Gióng

B. Bánh chưng, bánh giầy D. Sơn Tinh Thủy Tinh

2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất số ít; B. Ngôi thứ nhất số nhiều;

C. Ngôi thứ ba; D. Ngôi thứ hai.

3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả; B. Tự sự; C. Thuyết minh; D. Biểu cảm.

4. Tự sự là gì?

Câu 2 (2,0 điểm):

a) Trong các câu sau, câu nào từ "xuân"được dùng với nghĩa gốc, câu nào được dùng với nghĩa chuyển?

Mùa xuân(1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2)

b) Chỉ ra từ dùng sai trong câu văn dưới đây và sửa lại cho đúng?

Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.

Câu 3 (6,0 điểm): Đóng vai Sơn Tinh (hoặc Thuỷ Tinh) kể lại truyện "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh"


Các câu hỏi tương tự
nkoc nhí nhảnh
Xem chi tiết
Phan Thanh Bình
Xem chi tiết
Dung Nguyen
Xem chi tiết
Lạc Anh
Xem chi tiết
lê thị lan anh
Xem chi tiết
Trần Minh Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thái Vân
Xem chi tiết
Hoa Hồng
Xem chi tiết
Công Tử Thiên Bình
Xem chi tiết