ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2021-2022
I. Phần văn:
1. Nắm được đặc điểm thể loại của các tác phẩm trữ tình đã học, cụ thể là:
+ Đặc điểm ca dao, dân ca Việt Nam.
+ Đặc điểm thơ trữ tình trung đại Việt Nam.
+ Đặc điểm thể tùy bút.
Để nắm được những đặc điểm trên, học sinh chú ý đọc kĩ chú thích* sau văn bản đầu tiên của mỗi thể loại: chú thích ca da dao, dân ca (trang 35/sgk); chú thích về thơ trung đại (trang 63/sgk); chú thích về tùy bút (trang 161/sgk)
2. Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình đã học:
+ Những câu hát về tình cảm gia đình ca ngợi công ơn sinh thành và nuôi dưỡng to lớn của cha mẹ
+ Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người ca ngợi những danh lam thắng cảnh, những vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc..
+ Những câu hát than thân bộc lộ những nỗi lòng tê tái, nỗi khố khổ, đắng cay, tủi nhục của người lao động trong xã hội phong kiến.
+ Những câu hát châm biếm phê phán, chế giễu những thói hư tật xấu trong đời sống cộng đồng và gia đình bằng nghệ thuật trào lộng dân gian giản dị mà sâu sắc.
+ Tinh thần yêu nước, chống xâm lăng, lòng tự hào dân tộc qua các bài thơ: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh.
+ Tình cảm nhân đạo được thể hiện ở tiếng lòng xót xa cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Bánh trôi nước; hay tâm trạng ngậm ngì da diết nhớ quê của bà Huyện Thanh Quan : Qua Đèo Ngang; hay tình bạn đẹp vượt lên trên lễ nghi và vật chất của Nguyễn Khuyến: Ban đến chơi nhà.
+ Hai tác giả thơ Đường là Lí Bạch và Hạ Tri Chương với hai bài thơ ca ngợi về lòng yêu quê tha thiết: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh; Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
+ Các bài thơ trữ tình hiện đại như: Cảnh khuya; Rằm tháng giêng; Tiếng gà trưa bên cạnh những bài tùy bút giàu chất thơ: Một thứ quà của lúa non; Mùa xuân của tôi; Sài Gòn tôi yêu. Tuy mỗi bài mỗi vẻ nhưng đều nói về tình yêu quê hương, đất nước; yêu cuộc sống bình thường, gian mà rất đỗi diệu kì.
3. Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm thể loại của các tác phẩm đã học. Từ đó có thể phân biệt được ca dao với dân ca; thơ Đường với thơ hiện đại; thơ Đường với thơ Đường luật; thơ chữ Hán với thơ chữ Nôm qua các tác phẩ m đã học; trả lời được: Vì sao tùy bút được xem là tác phẩm trữ tình?
4. Ngoài ra cần chú ý đến các văn bản nhật dụng:
- Vai trò và tầm quan trọng của nhà trường: Cổng trường mở ra.
- Tình cảm và tấm lòng người mẹ: Cổng trường mở ra; Mẹ tôi.
- Vấn đề quyền trẻ em: Cuộc chia tay của những con búp bê.
câu1: dòng nào sau đây nhận định không đúng về ca dao dân ca
A. là thể loại trữ tình dân gian, kết hợp với lời và nhạc
B. diễn tả đời sống nội tâm phong phú của người lao động xưa
C. thường sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể
D. thường sử dụng thể thơ đường luật, tạo vẻ cổ kính, trang nhã cho bài ca
câu2:bài thơ "sông núi nc Nam" đc làm theo thể thơ nào?
A. thất ngôn bát cú
B.ngũ ngôn
C.thất ngôn tứ tuyệt
D.song thất lục bát
câu3:từ nào sau đây ko đồng nghĩa vs từ "nhi đông"
A. trẻ con
B. trẻ em
C. trẻ tuổi
D.con trẻ
bàn về ca dao dân ca Việt Nam có ý kiến cho rằng " Những sáng tác ấy là viên ngọc quý "- Hồ Chí Minh .Qua sự hiểu biết của mình về ca dao ,dân ca Việt Nam ,em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về thân phận của người nông dân trong bài ca dao sau đây "nước non lận đạn một mình, thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. ai làm cho bể kia đầy, cho ao kia cạn cho gầy cò con"
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Câu ca dao thuộc chủ đề nào? Hãy nêu cảm nghĩ của về nội dung của câu ca daomdduowcj nêu bằng một đoạn văn ( 6-8 câu )
Ai giúp mình vs ạ ( Đừng chép mạng ạ )
Có ý kiến đã nhận xét rằng:
Thơ ca dân gian Việt Nam là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta.
Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Ai giỏi văn giúp mik mik cần các bạn tự làm nha!!!
Câu 1. Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu: Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Trần Quốc Minh) Câu c. Khái quát nội dung đoạn thơ trên bằng một câu có cấu tạo hoàn chỉnh. Câu d. Em hiểu đoạn thơ trên như thế nào?
Câu 1. Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu: Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Trần Quốc Minh) Câu a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?