Sinh học 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
chicothelaminh

c1 ;trình bày đặc điểm cấu tạo của ếch đồng và ý nghĩa thích nghi giaair thích tại sao

c2 ; trinh bày đắc điểm chung của lớp chim

c3 ; trình bày đắc điểm hệ hô hấp và hệ tuần hoàn của thằn lằn

c4 trình bày đắc điểm cấu tạo của của lớp chim

c5 so sánh kiểu bây vỗ cánh va kiều bay lượn của chim

c6 hãy giải thích tại sao ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt ở gần nó và bất mồi về ban đêm

làm hộ mik nha 1 câu cx dk ok

Doraemon
13 tháng 3 2017 lúc 20:54

Câu 2 :

Đặc điểm chung của lớp chim :

Mành có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí và có túi khí tham gia vào hô hấp, tim có 4 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu tươi, là động vật hằng nhiệt. Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.

Cô Chủ Nhỏ
13 tháng 3 2017 lúc 21:02

c2 ; trinh bày đắc điểm chung của lớp chim

Lớp chim:
+ Đặc điểm chung: Là động vật có xương sống, thích nghi cao với sự bay lượn và các điều kiện sống khác nhau.:
+ Toàn thân phủ lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng.
+ Phổi có các ống khí và các mảng túi khí giúp tham gia hô hấp
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể và là động vật hằng nhiệt
+ Trứng có vỏ đá vôi, và được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.

c5 so sánh kiểu bây vỗ cánh va kiều bay lượn của chim

Bay lượn:Cánh đập chậm rãi không liên tục, bay chủ yếu đựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió. Còn bay vỗ cánh cánh đập liên tục bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh .

c6 hãy giải thích tại sao ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt ở gần nó và bất mồi về ban đêm

Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì :
- Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết.
- Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.

Nguyễn Trần Thành Đạt
13 tháng 3 2017 lúc 21:23

Câu 1:

- Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

+ Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước

+ Da trần, phủ chất nhầy và ẩm,dễ thấm khí.

+ Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)

- Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)

+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.

+ Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.

Câu 2:

Đặc điểm chung của lớp chim:

- Có lông vũ, mỏ sừng
- Chi trước: cánh chim
- Phổi: mạng ống khí + túi khí
- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, 2 vòng tuần hoàn
- Đv hằng nhiệt.

Câu 3:

Tuần hoàn - Hô hấp

- Thằn lằn cũng có 2 vòng tuần hoàn, song tâm thất có 1 vách hụt ngăn tạm thời tâm thất thành 2 nữa nên máu ít bị pha hom

- Sống hoàn toàn trên cạn nên phổi là cơ quan hô hấp duy nhất của thằn lằn. So với phổi ếch, phổi thằn lằn có cấu tạo phức tạp hom, có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.
- Sự thông khí ờ phổi (hít, thở) là nhờ sự xuất hiện của các cơ liên sườn. Khi các cơ này co đã làm thay đổi thể tích cùa lồng ngực.

- Cấu tạo của hệ tuần hoàn và hô hấp như vây phù hợp hơn với hoạt động đòi hỏi cung cấp nhiều năng lượng khi di chuyển trên cạn, nhưng còn chưa hoàn thiện nên thằn lằn vẫn là động vật biến nhiệt.

Câu 4:

Tiêu hóa Hê tiêu hoá cỏ cấu tao hoàn chinh hơn bò sát. nên có tốc đô tiêu hoá cao hơn.
Tuần hoàn Tim có cấu tạo hoàn thiện, với dung tích lém so với cơ thể. Tim 4 ngăn, gồm 2 nửa phân tách nhau hoàn toàn là nửa trái (chứa máu đỏ tươi) và nửa phải (chứa máu đó thầm), máu không bị pha trộn, đàm bảo cho sự trao đổi chất mạnh ờ chim. Mồi nửa tim. tâm nhĩ và tâm thất thông với nhau, có van giữ cho máu chỉ chảy theo một chiều.
Hô hấp - Phổi gồm một mạng ống khí dày đặc tạo nên một bề mặt trao đổi khi rất rộng. Phổi nằm trong hốc sườn 2 bên sống lưng nên sự thông khí qua phổi là nhờ hệ thống túi khí phân nhánh (9 túi) len lỏi vào giữa các hệ cơ quan, trong các xoang rồng giữa các xương . Sự phối hợp hoạt động của các túi khí bụng và các túi khí ngực làm cho không khí đi qua hệ thống ống khí trong phổi theo một chiều khiến trong phổi không có khí đọng, tận dụng được lượng ôxi trong không khí hít vào. Đặc điểm này phù họp với nhu cầu ôxi cao ờ chim, đặc biệt khi chim bay. Khi chim đậu, hô hấp nhờ sự thay đổi thể tích lồng ngực.
- Túi khí còn làm giảm khối lượng riêng của chim và giảm ma sát nội quan khi bay.
Bài tiết và sinh dục - Hệ bài tiết ở chim có thận sau giống bò sát nhưng không có bỏng đái.
- Hệ sinh dục chim trống có đôi tinh hoàn và các ống dẫn tinh, ở chim mái chỉ có buồng trứng và ống dần trứng bên trái phát triển.

Câu 5:

Câu 6:

Ếch là loài lưỡng cư, dưới nước và trên cạn. Dưới nước nó hô hấp bằng da, trên cạn thì bằng mũi. Việc sinh sản gắn liền với môi trường nước (trứng ếch và nòng nọc sinh trưởng và phát triển dưới nước). Chính những đặc tính trên mà ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần môi trường nước. Nó bắt mồi vào ban đêm vì thức ăn của nó là côn trùng và sâu bọ, ban đêm các loài này ít hoạt động, bên cạnh đó còn vì nhiệt độ ban ngày cao hơn ban đêm.

Anh Triêt
13 tháng 3 2017 lúc 21:24

Câu 1: - Ếch đồng có các đặc điểm thích nghi với đời sống vừa trên cạn vừa dưới nước như:
+ Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước (giúp bơi nhanh, giảm sức cản của nước) (thích nghi với đời sống ở nước)
+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để thở vừa để ngửi) (giúp quan sát được và có thể lấy oxi để thở khj ở dướj nước) (thích nghi với đời sống ở nước)
+ Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí (giúp giảm ma sát khj bơj) (thích nghi với đời sống ở nước)
+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ (giúp nhìn tinh, nghe rõ) (thích nghi với đời sống ở cạn)
+ Chi năm phần có ngón chja đốt, linh hoạt (giúp dễ cử động) (thích nghi với đời sống ở cạn)
+ Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) (để bơi) (thích nghi với đời sống ở nước)

- Thằn lằn bóng đuôi dài (lớp bò sát) có các đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn như :
+ Da khô, có vảy sừng bao bọc (ÝN : câu G trong bảng 38.1 SGK trang 125 : Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể)
+ Có cổ dài ( E : Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng)
+ Mắt có mí cử động, có nước mắt. (D : Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô)
+ Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu (C : Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ)
+ Thân dài, đuôi rất dài (B : Động lực chính của sự di chuyển)
+ Bàn chân có năm ngón có vuốt (A : Tham gia di chuyển trên cạn)

Anh Triêt
13 tháng 3 2017 lúc 21:25

Câu 2: Mành có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí và có túi khí tham gia vào hô hấp, tim có 4 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu tươi, là động vật hằng nhiệt. Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.

Trần Ngọc Định
13 tháng 3 2017 lúc 22:57

c2 ; trinh bày đắc điểm chung của lớp chim

+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi cao với sự bay lượn và các điều kiện sống khác nhau.:
+ Toàn thân phủ lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng.
+ Phổi có các ống khí và các mảng túi khí giúp tham gia hô hấp
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể và là động vật hằng nhiệt
+ Trứng có vỏ đá vôi, và được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.

c4 trình bày đắc điểm cấu tạo của của lớp chim

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

c5 so sánh kiểu bây vỗ cánh va kiều bay lượn của chim

kiểu bay vỗ cánh của chim bồ câu:
a) Khi chim cất cánh chân chim khuỵu xuống, cánh chim dang rộng đưa lên cao, tiếp theo cánh chim đập mạnh xuống, cổ chim vươn ra, chân chim duỗi thẳng đập mạnh vào giá thể làm chim bật cao lên.
b) Khi chim hạ cánh, cánh chim dang rộng để cản không khí, chân chim duỗi thẳng chuẩn bị cho sự hạ cánh được dễ dàng.
** Các tư thế bay vỗ cánh của chim bồ câu
Khi chim bay thân nằm xiên, đuôi xòe ngang, cổ vươn thẳng về phía trước, chân duỗi thẳng áp sát vào thân, cánh mở rộng đập liên tục từ trên xuống dưới, từ trước về sau. Sau đó chim nâng cánh bằng cách gập cánh lại, rồi nâng lên làm giảm sức cản của không khí. Khi chim đập cánh, phía ngoài cánh hạ thấp hơn phía trong thì cánh không những được không khí nâng lên mà chim còn được đẩy về phía trước.
+kiểu bay lượn của chim hải âu:
cơ bảnCánh đập chậm rãi và không liên tục
Cánh dang rộng mà không đập
Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió

c6 hãy giải thích tại sao ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt ở gần nó và bất mồi về ban đêm

Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì :
- Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết.
- Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hải Anh
Xem chi tiết
Tsukino Usagi
Xem chi tiết
Đồng Hồ Cát 3779
Xem chi tiết
Captain America
Xem chi tiết
Báo Mới
Xem chi tiết
phambaoanh
Xem chi tiết
Ngân Hoàng Xuân
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hương
Xem chi tiết
Nga Nguyễn
Xem chi tiết