Trình bày hoàn cảnh và mục đích sáng tác của truyện “Vi hành” - Nguyễn Ái Quốc ?
Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác và giá trị của bản “Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh ) ?
Trình bày phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
Trình bày ngắn gọn phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh
Trình bày những điểm đáng lưu ý trong hoàn cảnh sáng tác bài “ TÂY TIẾN” - Quang Dũng - giúp người đọc hiểu thêm tác phẩm này ?
Phần I. Đọc hiểu (3,0đ): Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Giữ cho khung cửa sổ của mình trong sáng là công việc của chính bạn. Tôi hay bất cứ ai cũng có thể hỗ trợ ít nhiều, nhưng không ai có thể làm thay bạn công việc quan trọng này.
Quyền lựa chọn giờ đây hoàn toàn thuộc về bạn. Bạn có thể để mặc khung cửa sổ của mình nguyên trạng như vậy với bụi bặm hay những vết ố màu của thời gian. Bạn có thể chấp nhận cứ mãi mãi đứng sau khung cửa sổ mờ mịt nhạt nhòa để nheo mắt nhìn ra một thế giới mà bạn không thể nào hiểu những gì đang xảy ra trong đó. Và cứ như thế, bạn sẽ sống một cách thụ động, tuyệt vọng, chán nản mà không bao giờ tìm thấy niềm vui. Bạn sẽ chỉ gặt hái được những kết quả nhỏ nhoi so với khả năng tiềm tàng của mình mà lẽ ra với khả năng đó, bạn hoàn toàn có thể đạt được điều vĩ đại hơn.
Khi cầm chiếc giẻ lau để bắt đầu công việc “làm sạch mới và tinh khôi” ô cửa sổ của mình, bạn sẽ thấy được ý nghĩa công việc mà bạn đang làm.
Một ô cửa sổ tinh khôi, sáng trong sẽ làm bạn thanh thản, hạnh phúc và tràn đầy sinh lực. Cả một thế giới mới mẻ nằm gọn trong mắt bạn, qua ô kính sáng ngời. Bạn sẽ thấy muốn được sống, được làm việc, được phấn đấu, được cho đi và được chia sẻ.
Bạn bắt đầu đặt ra cho mình các mục tiêu và không ngừng nỗ lực làm việc, phấn đấu để thực hiện nó. Lúc đó, niềm tin trong bạn mới thực sự bắt đầu trào dâng.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Theo tác giả văn bản, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “chấp nhận cứ mãi mãi đứng sau khung cửa sổ mờ mịt nhạt nhòa để nheo mắt nhìn ra một thế giới” mà bản thân mỗi chúng ta “không thể nào hiểu những gì đang xảy ra trong đó”?
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả văn bản lại cho rằng: “Giữ cho khung cửa sổ của mình trong sáng là công việc của chính bạn. Tôi hay bất cứ ai cũng có thể hỗ trợ ít nhiều, nhưng không ai có thể làm thay bạn công việc quan trọng này”?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Khi cầm chiếc giẻ lau để bắt đầu công việc “làm sạch mới và tinh khôi” ô cửa sổ của mình, bạn sẽ thấy được ý nghĩa công việc mà bạn đang làm” không? Vì sao?
Hãy trình bày cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Ánh trăng của tác giả Nguyễn Duy?