Bài 20. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
võ ngọc

C1. Nêu phạm vi lực lượng tham gia và mục tiêu của phong trào ngũ tứ

C2. Nêu tình hình chung của các quốc gia đông nam á 1918-1939

lương thanh tâm
6 tháng 12 2018 lúc 23:09

Câu 1:

- Phong trào Ngũ Tứ (hay còn gọi là Ngũ Tứ vận động) là một phong trào đấu tranh rộng lớn của sinh viên, học sinh, công nhân, thị dân, trí thức Trung Quốc, vì nổ ra đúng vào ngày 4 tháng 5 năm 1919 nên được gọi là phong trào Ngũ Tứ.

- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận đã ký kết bản Hiệp ước Versailles, trong đó có điều khoản chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) từ tay Đức sang cho Nhật Bản. Các tầng lớp nhân dân Trung Quốc, đặc biệt là học sinh sinh viên đã đứng lên đấu tranh chống lại quyết định này. Phong trào lan rộng, chuyển mũi nhọn đấu tranh từ chống lại Hiệp ước Versailles sang chống lại chính phủ Trung Hoa Dân quốc lúc bấy giờ.

Câu 2:

* Những nét chung về tình hình các nước Đông Nam Á những năm 1918 -1939 :

- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á, trừ Xiêm (Thái Lan), đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước thực dân phương Tây.

- Sau khi thôn tính các nước Đông Nam Á, các nước thực dân phương Tây đều thi hành những chính sách cai trị hà khắc: vơ vét, đàn áp, chia để trị.

- Do chính sách cai trị của thực dân phương Tây càng làm tăng thêm các mâu thuẫn trong xã hội. Từ đó, nhân dân các nước thuộc địa đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh giành chính quyền với nhiều hình thức khác nhau.

- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều thất bại. Tuy nhiên, nó làm cơ sở cho sự phát triển của các phong trào đấu tranh ở những giai đoạn tiếp theo.





Các câu hỏi tương tự
phong hứa
Xem chi tiết
Nguyễn Nhi
Xem chi tiết
Chang Mai
Xem chi tiết
Vân Hồ
Xem chi tiết
lê thiện thanh ngân
Xem chi tiết
Thanhmai Bế
Xem chi tiết
Dương Nguyễn
Xem chi tiết
Bất ngờ chưa
Xem chi tiết
nguyễn thùy duyên
Xem chi tiết