Hướng dẫn soạn bài Mùa xuân của tôi

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Thị Phương Thảo

C HĐLT

1 luyện tập đọc hiểu văn bản

a)Cách dùng các cụm từ "mùa xuân của tôi-mùa xuân Bắc Việt,mùa xuân của Hà Nội."cái mùa xuân thần thánh của tôi"trong mùa xuân của tôi thể hiện rõ nhất cảm xúc gì của nhà văn?

b) Dựa vào sự cảm nhận của em về nội dung của văn bản Mùa xuân của tôi(Vũ Bằng),hãy hoàn thành câu văn sau:

"Cảnh sắc và không khí của mùa xuân Hà Nội-mùa xuân đất Bắc hiện lên qua sự quan sát..................và một.............tha thiết,nồng nàn.Bên cạnh đó,viết về không khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng giêng,nhà văn có muốn chia sẻ một điều thầm kín................"

c)Em thích nhất câu văn hoặc đoạn văn nào trong văn bản Mùa xuân của tôi?Vì sao?

2.Luyện tập sử dụng từ

Thời Sênh
3 tháng 12 2018 lúc 21:12

Em thích nhất là đoạn cuối cùng của bài mùa xuân của tôi. Vì cuối bài văn, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên vào thời điểm từ sau ngày rằm tháng giêng Âm lịch. Khả năng quan sát sắc sảo và cảm nhận tinh tế của tác giả được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu và những từ ngữ trau chuốt, chọn lọc… Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột

Thảo Phương
5 tháng 12 2018 lúc 16:45

c)Đoạn văn nổi bật nhất chính là những hình ảnh so sánh đặc sắc : “ Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai….” Hay “ cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra”, “ đập mạnh hơn” và “ thèm khát yêu thương thực sự”. Không khí mùa xuân còn “ ấm lạ ấm lùng” trong mỗi gia đình. Giọng văn trữ tình da diết như nhân lên trong người đọc cái sức sống bất tận của mùa xuân. Ngỡ như trước mùa xuân, ông hóa thân thành muôn loại cỏ cây muông thú để được tắm mình trong mùa xuân, được hưởng tất cả sức sống tràn trề của mùa xuân, để lớn lên, trẻ lại cùng mùa xuân.
“ Đẹp quá đi ! Mùa xuân của hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng”. Vũ Bằng thật đặc biệt ! Có mấy ai lưu luyến mùa xuân và nhận ra vẻ đẹp của mùa xuân vào thời gian sau ngày rằm ? Đây mới là lúc mà Vũ Bằng cảm nhận được sự hồi sinh của đất trời cây cỏ. Đó là mùi hương man mác của cỏ, là sự thay đổi của “ nền trời trong trong có làn sáng hồng hồng…” Một sự cảm nhận thật tinh tế, ít ai nhận thấy ! Và điều làm ta thán phục hơn nữa chính là sự trân trọng về cuộc sống của con người . Hết sức bình dị, giản đơn của bữa cơm thường nhật là cà om với thịt thăn, là bát canh cua trứng vắt chanh…Vậy mà nhà văn đã tìm thấy chính cái đẹp trong cái mà tưởng như bình thường vẫn diễn ra hàng ngày đó !
Phải là người hiểu tường tận về thiên nhiên, nặng tình với thiên nhiên, trân trọng sự sống, biết tận hưởng cái đẹp của cuộc sống và rất yêu Hà Nội mới có được cảm xúc dâng trào như vậy. Thiên nhiên sau ngày rằm tháng giêng như đang bình tĩnh, đang tích tụ, chưng cất sức sống mùa xuân để tiếp nối cuộc tuần hoàn kì diệu trong đời sống con người và đất trời cây cỏ.
Ngòi bút của Vũ Bằng như cũng lắng lại, trầm tĩnh hơn. Lòng yêu quê hương mỗi lúc một da diết, đằm sâu, thấm thía hơn.


Các câu hỏi tương tự
Thư Nguyễn
Xem chi tiết
Khánh Huyền Vũ
Xem chi tiết
Mai Ly Nguyễn
Xem chi tiết
Phạm Thị Lệ
Xem chi tiết
Phạm Thị Lệ
Xem chi tiết
Lan Anh
Xem chi tiết
Tiểu Thư Răng Sún
Xem chi tiết
Tiểu Thư Răng Sún
Xem chi tiết
Luân Lê
Xem chi tiết
Ngây Ngô Ngân
Xem chi tiết