Bộ luật thời Lê sơ có tên là Hồng Đức(Quốc Triều hình luật)
Trong lĩnh vực thừa kế, quan điểm của các nhà làm luật Đại Việt thời Lê khá gần gũi với các quan điểm hiện đại về thừa kế. Cụ thể: Khi cha mẹ còn sống, không phát sinh các quan hệ về thừa kế nhằm bảo vệ và duy trì sự trường tồn của gia đình, dòng họ. Thứ hai là các quan hệ thừa kế theo di chúc (các điều 354, 388) và thừa kế không di chúc (thừa kế theo luật) với các điều 374-377, 380, 388. Điểm đáng chú ý trong bộ luật Hồng Đức, người con gái có quyền thừa kế ngang bằng với người con trai(trong trường hợp người con trai trưởng mất hoặc chết trước đó - Xem thêm Lịch Triều Hiến Chương Loại chí -Tập 2 - Hình Luật Chí). Đây là một điểm tiến bộ không thể thấy ở các bộ luật phong kiến khác. Thứ ba, bộ luật đã phân định về nguồn gốc tài sản của vợ chồng, gồm có: tài sản riêng của mỗi người và tài sản chung của cả hai vợ chồng. Việc phân định này góp phần xác định việc phân chia thừa kế cho các con khi cha mẹ đã chết hoặc chia tài sản cho bên còn sống nếu một trong hai vợ hoặc chồng chết trước. Thừa kế chính là điểm nổi bật nhất của luật pháp triều Lê.
Bộ luật thời Lê sơ có tên là Hồng Đức(Quốc Triều hình luật)
Trong lĩnh vực thừa kế, quan điểm của các nhà làm luật Đại Việt thời Lê khá gần gũi với các quan điểm hiện đại về thừa kế. Cụ thể: Khi cha mẹ còn sống, không phát sinh các quan hệ về thừa kế nhằm bảo vệ và duy trì sự trường tồn của gia đình, dòng họ. Thứ hai là các quan hệ thừa kế theo di chúc (các điều 354, 388) và thừa kế không di chúc (thừa kế theo luật) với các điều 374-377, 380, 388. Điểm đáng chú ý trong bộ luật Hồng Đức, người con gái có quyền thừa kế ngang bằng với người con trai(trong trường hợp người con trai trưởng mất hoặc chết trước đó - Xem thêm Lịch Triều Hiến Chương Loại chí -Tập 2 - Hình Luật Chí). Đây là một điểm tiến bộ không thể thấy ở các bộ luật phong kiến khác. Thứ ba, bộ luật đã phân định về nguồn gốc tài sản của vợ chồng, gồm có: tài sản riêng của mỗi người và tài sản chung của cả hai vợ chồng. Việc phân định này góp phần xác định việc phân chia thừa kế cho các con khi cha mẹ đã chết hoặc chia tài sản cho bên còn sống nếu một trong hai vợ hoặc chồng chết trước. Thừa kế chính là điểm nổi bật nhất của luật pháp triều Lê.