Ngôn ngữ - tiếng nói là công cụ để giao tiếp, để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của con người. Ngôn ngữ - cách ăn nói là thước đo tri thức, nhân cách của mỗi chúng ta. Vì thế, nhân dân ta luôn luôn nhắc nhở nhau:
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
"Lời nói chẳng mất tiền mua" vì nó là ngôn ngữ cộng đồng, là tài sản chung của cả dân tộc. Hồ Chủ tịch có nói: "Tiếng Việt là của quý lâu đời của nhân dân ta". Ngay từ lúc còn nằm trong bụng mẹ đến lúc cất tiếng chào đời, rồi trưởng thành khôn lớn, tiếng mẹ đẻ luôn luôn gắn liền với tâm hồn và cuộc sống của mỗi con người. Câu tục ngữ "Lời nói chẳng mất tiền mua" chứa đựng một lời khuyên, một sự nhắc nhở: phải biết trân trọng và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
"Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" - "Lựa lời" nghĩa là biết cân nhắc, chọn từ ngữ, tìm cách diễn đạt chính xác nhất, tế nhị nhất, phản ánh đúng tư tưởng tình cảm của mình lúc nói. Nói như thế nào "cho vừa lòng nhau", nhân dân ta muốn lưu ý đến tính hiệu quả trong giao tiếp, phải văn minh, lịch sự, hợp tình hợp lí và đúng lễ nghĩa, đạo lí.
Tóm lại, câu tục ngữ nêu lên một kinh nghiệm quý báu về cách ứng xử, giao tiếp nhằm giáo dục mọi người cách ăn nói văn minh lịch sự, không được thô lỗ, cục cằn.
Bài học mà câu tục ngữ nêu lên là đúng đắn và sâu sắc cho tất cả mọi người. Tại sao phải "lựa lời" lúc nói năng?
Nói phải đúng: đúng sự vật, đúng hiện tượng, khách quan, đúng tư tưởng tình cảm ý nghĩ của mình, phải ăn nói đúng nơi, đúng lúc. Không được ăn nói tuỳ tiện, ăn nói thiếu suy nghĩ. Muốn nói đúng phải "lựa lời” cân nhắc ngôn từ, lựa chọn cách diễn đạt sao cho tế nhị, dễ hiểu, cảm hóa lòng người.
Nói phải văn minh, lịch sự nên phải "lựa lời mủ nói". Ngôn ngữ phản ánh vốn sống, sự hiểu biết, trình độ học vấn của mỗi người. Kẻ dốt nát, thô lậu thường ăn nói thô lỗ, tục tằn. Ngôn ngữ là thước đo đạo đức của mọi người. Ông bà ta quan niệm lời ăn tiếng nói luôn luôn gắn liền với lễ nghĩa, đạo lí. Trong gia đình, ngoài xã hội, có kẻ trên người dưới, có người già người trẻ, có quan hệ thân, sơ... "kính thưa, dạ, vâng..." là những điều cần biết trong lúc nói năng, ứng xử.
Giao tiếp phải biết "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", nghĩa là ăn nói văn minh, lịch sự, hợp tình hợp lí, phải coi trọng tâm lí, tình cảm người đang đối thoại với mình. Tính hiệu quả lúc nói cần được đặc biệt quan tâm. An nói phải lễ phép, khiêm nhường và chín chắn. "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" không có nghĩa là ăn nói mơn trớn, xu nịnh, giả dối để mua chuộc, lừa bịp người đối thoại. Kẻ ăn nói xu nịnh, giả dối là vô đạo đức, kém nhân cách, bị người đời kinh bỉ.
Suy rộng câu tục ngữ trên, ta thấy rõ hơn bao giờ hết, nhân dân ta rất coi trọng lời ăn tiếng nói. Có biết bao câu ca dao, tục ngữ cho ta lời khuyên quý báu về cách ăn nói:
- "Học ăn, học nói, học gói, học mở".
- "Gọi dạ, bảo vâng".
"Đất tốt trồng cây rườm rà,
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng".
"Đất xấu trồng cây khẳng khiu,
Những người thô tục nói điều phàm phu".
Trong giao tiếp, chúng ta phải biết nói lời hay ý đẹp. Tuổi học trò phải biết ăn nói trung thực, khiêm tốn, lễ phép; không được đặt điều, nói năng giả dối, xảo trá; phải tránh cách nói hoa hòe hoa sói, ngọt xớt, đãi bôi. Ai ai cũng nên nhớ: "Mật ngọt chết ruồi".
Nói với ai? Nói điều gì? Nói để làm gì? Nói như thế nào? Đó là những câu hỏi mà con người khôn ngoan, chín chắn luôn luôn tự nêu ra làm định hướng trong giao tiếp, ứng xử.
Từ cuộc sống gia đình, học đường vào cuộc sống xã hội lộng lớn, trong quan hệ xã hội làm ăn của nền kinh tế thị trường, nghệ thuật "ăn nói" càng trở nên vô cùng quan trọng. Do đó, tuổi trẻ chúng ta phải học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân, học tập ca dao, tục ngữ, học cách diễn đạt, cách chọn từ, đặt câu của các nhà văn trong tác phẩm văn học. Cái gốc ngôn ngữ của mỗi người là đạo đức, kinh nghiệm và trình độ văn hoá. Cho nên phải biết học: "Học ăn học nói, học gói học mở".
Tóm lại, câu tục ngữ trên đã cho em một kinh nghiệm quý báu, một bài học sâu sắc về cách ăn nói, ứng xử, giao tiếp. Quan hệ giữa con người với con người là bạn. Chúng ta phải học cách ăn nói lễ phép, văn minh lịch sự; phải xa lánh những kẻ ăn nói tục tĩu, thô lỗ. Nhiệm vụ của mỗi người cần phải góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Tiên học lễ, hậu học văn
Từ xưa, lễ nghi đã trở thành bài học đầu đời, khi mỗi con người cất tiếng nói , việc đầu tiên là học lễ nghi. Trong lễ nghi bao gồm cả cách giao tiếp với mọi người xung quanh. Và câu tục ngữ “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là một trong những câu nói có ý nghĩa lớn lao trong việc dăn dạy con người cách ứng xử giao tiếp.
Khi trưởng thành, chúng ta được ông bà cha mẹ dạy chào người lớn là ngoan, lên 15 tuổi ta đủ nhận thức được rằng chào hỏi người khác là phép xã giao , phép lịch sự tối thiểu mà mỗi con người cần có. Như vậy lời nói đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành cách ứng xử của con người. Lời nói chính là công cụ, phương tiên để con người giao tiếp với nhau, thể hiện và biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc bằng ngôn từ. Lời nói không thể mua được bằng vật chất bởi nó không phải thứ ta không thể chạm vào bằng tay, nhìn bằng mắt mà chỉ có thể nghe bằng tai. Cả câu tục ngữ là một bài học nhận thức cho ta biết tầm quan trọng của lời nói , dăn dạy chúng ta về cách ứng xử và giao tiếp trong cuộc sống.
Vì sao ý nghĩa câu tục ngữ trên lại là một lời khuyên đúng đắn? Bởi trong thực tế, lời nói là công cụ cần thiết của con người trong mọi tình huống , hoàn cảnh nào. Có thể đó là lời chào hỏi, lời cảm ơn , lời mời.. Không những thế lời nói tốt đẹp, cách thể hiện ngôn từ khéo léo giúp con người được lòng tất cả mọi người, đôi lúc có lợi cho bản thân mình. Lời nói khéo léo còn thể hiện bản thân là một con người có học, tế nhị và tinh tế. Và khi ta biết cách giao tiếp, ngôn ngữ trở nên hữu dụng và đẹp đẽ biết nhường nào. Khi ta nhắc đến lịch sử, ta nhớ về sứ giả lỗi lạc một thời Mạc Đĩnh Chi, người có ngoại hình thấp bé, không ưa nhìn nhưng nhờ tài ăn nói của ông, ông được vua và các quan nước giặc nể phục không thôi. Như vậy, lời nói là thứ không mua được bằng tiền những khi có nó, ta có thể dùng nó đê kiếm tiền, Giống như những người bán hàng, sở hữu thuật ăn nói khéo léo thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm , đó chính là nghệ thuật bán hàng. Và khi người khác giúp đỡ ta, ta cất tiếng cảm ơn, thì lúc này lời nói chính là thước đo giá trị nhân phẩm của mỗi người.
Vậy ta nên làm những gì để khéo léo trong cách cư xử? Trước hết ta nên rèn luyện vốn ngôn ngữ của bản thân, để nó trở nên phong phú hơn, giàu có hơn. Điều quan trọng nhất là phải lễ phép với người lớn tuổi hơn mình. Sau đó con người mới có thể học cách giao tiếp, cách ăn nói với người xung quanh. Thiết nghĩ để chúng ta có thể cư xử một cách khôn khéo thì không nên quá bồng bột nổi cáu trước một vấn đề nào đó chưa giải quyết được. Bên cạnh đó, ta cần phê phán những kẻ không biết ăn nói, luôn nói trúng không, ngại đối ngoại giao tiếp. Hay những kẻ nói nhiều, nói dài nhưng nói dại, hay phát ngôn một cách bừa bãi thiếu tế nhị. Ông cha ta xưa cũng có câu: “ uốn lưỡi bẩy lần hãy nói” cũng dăn dậy chúng ta về cách cư sử trong cuộc sống.
Trong thực tế cuộc sống cho thấy, chính văn hóa hành vi trong giao tiếp sẽ nói lên thật nhiều sự thanh lịch đích thực của một con người. Câu nói là một bài học ứng xử quý giá mà mỗi con người luôn phải nỗ lức học hỏi , tiếp thu một cách chân thành.
Trong xã hội, con người luôn luôn phải dùng những ngôn ngữ để giao tiếp với nhau. Vậy muốn việc giao tiếp, ứng xử đạt kết quả tốt, lời nói phải khéo léo, tế nhị. Từ xa xưa, ông cha ta đã khuyên:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Lời nói là một phương tiện mà ai ai cũng có thể sử dụng trong giao tiếp, từ một đứa bé lên năm tới một người cao tuổi, từ một người giàu có danh giá đến những người nghèo khổ, cơ cực. Trong cuộc sống, đó là một công cụ tốt nhất để thể hiện mình và để đạt được mục đích mình mong muốn. Xã hội loài người là một xã hội có tổ chức, có văn hóa, mỗi người đều phải lựa lời, phải chọn lời hay, ý đẹp để giao tiếp và ứng xử. Khi ta sử dụng những lời hay, ý đẹp, lại lựa lời, chọn những lời nói khéo léo, tế nhị thì người nghe vừa lòng, dễ dàng tiếp thu ý kiến của ta, ta thể hiện được mình là một con người văn minh lịch sự, làm cho người khác phải cảm phục và kính trọng. Nếu ai ai cũng lựa lời mà nói thì quan hệ giữa người với người trong xã hội sẽ trở nên thật tốt đẹp. Vì vậy, câu ca dao là một lời khuyên tốt, rất đúng đắn và có ý nghĩa hết sức tích cực. Thực hiện tốt lời khuyên này, ta sẽ luôn thành công trong cuộc đời, trong sự nghiệp. Tuy rằng lời nói chẳng mất tiền mua, nhưng thực ra là nó vô giá. Không có gì có thể rút lại được lời ta vừa nói, nên trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần, phải đắn đo lựa lời mình định nói. Một lời nói có thể làm hại người khác nhưng cũng có thể làm cho người khác sung sướng. Lời nói không phải bỏ tiền ra mua, vì ai ai cũng có thể có được, nhưng phải nói thế nào để lời nói trở nên đắt giá mới là việc khó, bắt buộc ta phải bỏ nhiều công sức suy nghĩ, trau chuốt.
Trong xã hội không phải ai cũng hiểu và làm theo được câu ca dao này. Có những người vì nghĩ rằng lời nói quá rẻ, dễ sử dụng mà đã coi thường việc lựa lời trước khi nói. Trong giao tiếp, họ dùng những lời lẽ thô tục, thiếu thiện chí mà không biết rằng tác hại của nó sẽ rất lớn. Họ tự đánh mất đi nếp sống văn minh, coi thường đạo đức xã hội. Lời nói đối với họ là một cái gì đó rất tầm thường, rẻ mạt. Có người lại bộp chộp, không suy nghĩ trước khi nói, quên mất câu căn dặn của ông cha:
Một lời nói quan tiền thúng thóc
Một lời nói dùi đục cẳng tay.
Lại có những người ăn nói không đúng chỗ, nói năng với người trên như nói với bạn bè mình. Những người như thế sẽ không bao giờ có thể đạt được mục đích của mình, vì người nghe sẽ khó tiếp thu, để lại những ấn tượng không đẹp cho người nghe.
Lời nói không đắt nhưng chính thành quả của lời nói tạo ra mới là đáng giá. Mặc dù không tốn kém, không mất tiền mua nhưng nếu biết sử dụng lời nói hợp lí, bất cứ điều gì cũng có thể diễn ra như mong muốn.
Tuy nhiên, lựa lời mà nói không có nghĩa là xuê xoa, bỏ hết những lời phê phán, góp ý của mình khi thấy người khác sai trái, ông cha ta đã dạy: Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Cho dù có làm mất lòng bạn bằng những lời góp ý thì đến một lúc nào đó, bạn sẽ hiểu và yêu quý ta bởi những lời góp ý đó chỉ để cho bạn tốt hơn.
Trong quan hệ bạn bè, ruột thịt, cũng không vì lựa lời mà nói tỏ thái độ nhún nhường, sợ sệt, bỏ chín làm mười, dẫn đến nói những lời không đúng sự thật.
Đọc và hiểu câu ca dao này, ta phải có được thái độ chân thành, thẳng thắn. Lời nói đẹp là sợi dây vô hình giúp cho con người xích lại gần nhau. Người nào càng biết lựa lời mà nói thì người ấy sẽ càng có nhiều bạn tốt.
Cũng khuyên người ta trong việc ăn nói, ứng xử, ca dao có câu:
Thổi quyển phải biết chuyển hơi
Khuyên người nói phải lựa lời khôn ngoan.
Đọc lại những bài ca dao về ứng xử trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, ta thấy dù ca dao thể hiện bằng nhiều hình thức nhưng đều có chung một nội dung, ta phải biết lựa lời mà nói. Lời nói rẻ mà không hề rẻ chút nào.
Câu ca dao là một lời khuyên bổ ích, giúp con người hoàn thiện và giúp xã hội văn minh hơn. Do vậy, mỗi chúng ta đều phải luôn ghi nhớ và thực hiện tôt lời khuyên này. Làm như vậy là ta đã tự học tập, tu dường phẩm chất đạo đức, tự tôn trọng mình và tôn trọng người khác.
Ngôn ngữ - tiếng nói là công cụ để giao tiếp, để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của con người. Ngôn ngữ - cách ăn nói là thước đo tri thức, nhân cách của mỗi chúng ta. Vì thế, nhân dân ta luôn luôn nhắc nhở nhau:
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
"Lời nói chẳng mất tiền mua" vì nó là ngôn ngữ cộng đồng, là tài sản chung của cả dân tộc. Hồ Chủ tịch có nói: "Tiếng Việt là của quý lâu đời của nhân dân ta". Ngay từ lúc còn nằm trong bụng mẹ đến lúc cất tiếng chào đời, rồi trưởng thành khôn lớn, tiếng mẹ đẻ luôn luôn gắn liền với tâm hồn và cuộc sống của mỗi con người. Câu tục ngữ "Lời nói chẳng mất tiền mua" chứa đựng một lời khuyên, một sự nhắc nhở: phải biết trân trọng và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
"Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" - "Lựa lời" nghĩa là biết cân nhắc, chọn từ ngữ, tìm cách diễn đạt chính xác nhất, tế nhị nhất, phản ánh đúng tư tưởng tình cảm của mình lúc nói. Nói như thế nào "cho vừa lòng nhau", nhân dân ta muốn lưu ý đến tính hiệu quả trong giao tiếp, phải văn minh, lịch sự, hợp tình hợp lí và đúng lễ nghĩa, đạo lí.
Tóm lại, câu tục ngữ nêu lên một kinh nghiệm quý báu về cách ứng xử, giao tiếp nhằm giáo dục mọi người cách ăn nói văn minh lịch sự, không được thô lỗ, cục cằn.
Bài học mà câu tục ngữ nêu lên là đúng đắn và sâu sắc cho tất cả mọi người. Tại sao phải "lựa lời" lúc nói năng?
Nói phải đúng: đúng sự vật, đúng hiện tượng, khách quan, đúng tư tưởng tình cảm ý nghĩ của mình, phải ăn nói đúng nơi, đúng lúc. Không được ăn nói tuỳ tiện, ăn nói thiếu suy nghĩ. Muốn nói đúng phải "lựa lời” cân nhắc ngôn từ, lựa chọn cách diễn đạt sao cho tế nhị, dễ hiểu, cảm hóa lòng người.
Nói phải văn minh, lịch sự nên phải "lựa lời mủ nói". Ngôn ngữ phản ánh vốn sống, sự hiểu biết, trình độ học vấn của mỗi người. Kẻ dốt nát, thô lậu thường ăn nói thô lỗ, tục tằn. Ngôn ngữ là thước đo đạo đức của mọi người. Ông bà ta quan niệm lời ăn tiếng nói luôn luôn gắn liền với lễ nghĩa, đạo lí. Trong gia đình, ngoài xã hội, có kẻ trên người dưới, có người già người trẻ, có quan hệ thân, sơ... "kính thưa, dạ, vâng..." là những điều cần biết trong lúc nói năng, ứng xử.
Giao tiếp phải biết "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", nghĩa là ăn nói văn minh, lịch sự, hợp tình hợp lí, phải coi trọng tâm lí, tình cảm người đang đối thoại với mình. Tính hiệu quả lúc nói cần được đặc biệt quan tâm. An nói phải lễ phép, khiêm nhường và chín chắn. "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" không có nghĩa là ăn nói mơn trớn, xu nịnh, giả dối để mua chuộc, lừa bịp người đối thoại. Kẻ ăn nói xu nịnh, giả dối là vô đạo đức, kém nhân cách, bị người đời kinh bỉ.
Suy rộng câu tục ngữ trên, ta thấy rõ hơn bao giờ hết, nhân dân ta rất coi trọng lời ăn tiếng nói. Có biết bao câu ca dao, tục ngữ cho ta lời khuyên quý báu về cách ăn nói:
- "Học ăn, học nói, học gói, học mở".
- "Gọi dạ, bảo vâng".
"Đất tốt trồng cây rườm rà,
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng".
"Đất xấu trồng cây khẳng khiu,
Những người thô tục nói điều phàm phu".
Trong giao tiếp, chúng ta phải biết nói lời hay ý đẹp. Tuổi học trò phải biết ăn nói trung thực, khiêm tốn, lễ phép; không được đặt điều, nói năng giả dối, xảo trá; phải tránh cách nói hoa hòe hoa sói, ngọt xớt, đãi bôi. Ai ai cũng nên nhớ: "Mật ngọt chết ruồi".
Nói với ai? Nói điều gì? Nói để làm gì? Nói như thế nào? Đó là những câu hỏi mà con người khôn ngoan, chín chắn luôn luôn tự nêu ra làm định hướng trong giao tiếp, ứng xử.
Từ cuộc sống gia đình, học đường vào cuộc sống xã hội lộng lớn, trong quan hệ xã hội làm ăn của nền kinh tế thị trường, nghệ thuật "ăn nói" càng trở nên vô cùng quan trọng. Do đó, tuổi trẻ chúng ta phải học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân, học tập ca dao, tục ngữ, học cách diễn đạt, cách chọn từ, đặt câu của các nhà văn trong tác phẩm văn học. Cái gốc ngôn ngữ của mỗi người là đạo đức, kinh nghiệm và trình độ văn hoá. Cho nên phải biết học: "Học ăn học nói, học gói học mở".
Tóm lại, câu tục ngữ trên đã cho em một kinh nghiệm quý báu, một bài học sâu sắc về cách ăn nói, ứng xử, giao tiếp. Quan hệ giữa con người với con người là bạn. Chúng ta phải học cách ăn nói lễ phép, văn minh lịch sự; phải xa lánh những kẻ ăn nói tục tĩu, thô lỗ. Nhiệm vụ của mỗi người cần phải góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Lời nói là phương tiện quan trọng để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau (bao gồm kinh nghiệm xử thế, lao động sản xuất, học tập…). Vì thế nó có giá trị đặc biệt trong đời sống. Để khuyên bảo con cháu cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất, ông cha ta đã từng căn dặn:
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Lời nói có thể chọn lựa được tùy theo ý định và trình độ văn hóa của người nói. Vì thế, cha ông ta hình dung lời nói như một thứ sản phẩm, một thứ công cụ dễ kiếm, dễ tìm, dễ chọn trong tầm tay của mọi người. Nếu chọn đúng, lời nói sẽ đem đến kết quả tốt đẹp, còn lựa sai, thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau. Hiệu quả của lời nói đẹp là làm vừa lòng nhau. Lời nói đẹp tạo ra sự cảm thông, ăn ý và hiểu biết lẫn nhau. Đó là cơ sở để con người đạt được mục đích giao tiếp. Để cho vừa lòng nhau, người nói cần phải biết lựa chọn ngôn ngữ thích hợp với đối tượng và hoàn cảnh .
Ví dụ cùng nói về một hiện tượng là cái chết, có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau như: sư già đã viên tịch, người chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc… Là người có văn hóa, khi đến chia buồn với tang chủ, khách phải biết lựa chọn cách nói thích hợp. Một lời nói hợp cảnh, hợp tình sẽ làm cho quan hệ thêm tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả.
Một lời nói hớ hênh, thô vụng sẽ làm hỏng hết mọi dự định ban đầu. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc lựa lời.
Nhưng để có khả năng lựa lời, chúng ta phải học tập, rèn luyện liên tục, lâu dài. Ông cha ta cũng đã từng để lại rất nhiều lời khuyên về việc nói năng của con người: Ăn phải nhai, nói phải nghĩ; hoặc: Học ăn, học nói, học gói, học mở…
Tuy coi trọng việc lựa lời để đạt được hiệu quả giao tiếp nhưng ông cha ta cũng không bao giờ cho rằng mục đích giao tiếp chỉ là làm vừa lòng nhau. Cần phải chọn lời nói thích hợp, lời nói đúng chứ không phải chỉ quan tâm đến sự đồng tình của người nghe, bởi vì, có nhiều khi sự thật mất lòng. Một lời nói êm tai nhẹ nhàng nhưng giả dối thì không thể coi là một hành vi giao tiếp đúng đắn. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật. Lời nói thích hợp trước hết phải là lời nói chân thành, sau đó mới là lời nói đẹp.
Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện đạo đức, trình độ của mỗi con người. Biết lựa lời sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp. Vì vậy, chúng ta cần phải tự rèn luyện cách nói năng văn minh, lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.Lời nói là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau (bao gồm cả kinh nghiệm xử thế, lao động sản xuất, học tập... ). Vì thế, nó có giá trị đặc biệt trong đời sống. Để khuyên bảo mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, ông cha ta đã từng căn dặn:
Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Trong cuộc sống hằng ngày, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Nếu biết lựa chọn lời nói thích hợp thì mọi người sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận lợi hơn, kết quả sẽ cao hơn. Mỗi người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều nhưng có lời hay, lời đẹp mà cũng có lời thô, lời vụng. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Ta có thể chọn lựa được lời nói tùy theo ý định và trình độ văn hóa của mình. Ông cha ta nhận thấy lời nói như một thứ công cụ dễ kiếm, dễ chọn trong tầm tay của mọi người. Nếu chọn đúng, lời nói sẽ tạo hiệu quả lớn, còn lựa sai, thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau.
Hiệu quả của lời nói đẹp là làm vừa lòng nhau. Lời nói đẹp tạo ra sự cảm thông, sự ăn ý và hiểu biết lẫn nhau. Đó là cơ sở để con người đạt được mục đích trong giao tiếp. Để cho vừa lòng nhau, cần phải biết lựa chọn lời nói thích hợp với đối tượng, với hoàn cảnh, với sắc thái tình cảm.Cùng nói về một hiện tượng là cái chết nhưng có nhiều cách diễn đạt khác nhau: sư già đã viên tịch; người chiến sĩ ấy đã hy sinh vì Tổ quốc; ông cụ nơi khuất núi... Người có văn hóa khi giao tiếp thường biết lựa chọn cách nói thích hợp. Một lời nói hợp cảnh, hợp tình sẽ làm cho quan hệ thêm tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói hớ hênh, vô ý sẽ làm hỏng hết mọi dự định. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc lựa lời.
Nhưng để có khả năng lựa lời, chúng ta phải học tập, rèn luyện liên tục, lâu dài. Ông cha ta đã từng để lại rất nhiều lời khuyên về sự cẩn trọng trong cách nói năng của con người: Ăn phải nhai, nói phải nghĩ; Học ăn, học nói, học gói, học mở.Tuy chú ý đến việc lựa lời để để đạt được hiệu quả giao tiếp nhưng người xưa không bao giờ cho rằng mục đích giao tiếp là để vừa lòng nhau.
Cần phải chọn lời nói thích hợp, nhưng đúng đắn chứ không phải chỉ quan tâm đến sự đồng tình của người nghe, bởi vì có những khi nói thật mất lòng. Một lời nói êm tai, nhẹ nhàng nhưng giả dối không thể coi là một hành vi giao tiếp đúng đắn. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, lời nói thích hợp trước hết phải là lời nói chân thật, sau đó mới là lời nói đẹp.
Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người . Biết dùng lời nói thích hợp sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp. Vì vậy, chúng ta cần phải tự rèn luyện cách nói năng văn minh, lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.
Từ xưa, lễ nghi đã trở thành bài học đầu đời, khi mỗi con người cất tiếng nói , việc đầu tiên là học lễ nghi. Trong lễ nghi bao gồm cả cách giao tiếp với mọi người xung quanh. Và câu tục ngữ “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là một trong những câu nói có ý nghĩa lớn lao trong việc dăn dạy con người cách ứng xử giao tiếp.
Khi trưởng thành, chúng ta được ông bà cha mẹ dạy chào người lớn là ngoan, lên 15 tuổi ta đủ nhận thức được rằng chào hỏi người khác là phép xã giao , phép lịch sự tối thiểu mà mỗi con người cần có. Như vậy lời nói đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành cách ứng xử của con người. Lời nói chính là công cụ, phương tiên để con người giao tiếp với nhau, thể hiện và biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc bằng ngôn từ. Lời nói không thể mua được bằng vật chất bởi nó không phải thứ ta không thể chạm vào bằng tay, nhìn bằng mắt mà chỉ có thể nghe bằng tai. Cả câu tục ngữ là một bài học nhận thức cho ta biết tầm quan trọng của lời nói , dăn dạy chúng ta về cách ứng xử và giao tiếp trong cuộc sống.
Vì sao ý nghĩa câu tục ngữ trên lại là một lời khuyên đúng đắn? Bởi trong thực tế, lời nói là công cụ cần thiết của con người trong mọi tình huống , hoàn cảnh nào. Có thể đó là lời chào hỏi, lời cảm ơn , lời mời.. Không những thế lời nói tốt đẹp, cách thể hiện ngôn từ khéo léo giúp con người được lòng tất cả mọi người, đôi lúc có lợi cho bản thân mình. Lời nói khéo léo còn thể hiện bản thân là một con người có học, tế nhị và tinh tế. Và khi ta biết cách giao tiếp, ngôn ngữ trở nên hữu dụng và đẹp đẽ biết nhường nào. Khi ta nhắc đến lịch sử, ta nhớ về sứ giả lỗi lạc một thời Mạc Đĩnh Chi, người có ngoại hình thấp bé, không ưa nhìn nhưng nhờ tài ăn nói của ông, ông được vua và các quan nước giặc nể phục không thôi. Như vậy, lời nói là thứ không mua được bằng tiền những khi có nó, ta có thể dùng nó đê kiếm tiền, Giống như những người bán hàng, sở hữu thuật ăn nói khéo léo thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm , đó chính là nghệ thuật bán hàng. Và khi người khác giúp đỡ ta, ta cất tiếng cảm ơn, thì lúc này lời nói chính là thước đo giá trị nhân phẩm của mỗi người.
Vậy ta nên làm những gì để khéo léo trong cách cư xử? Trước hết ta nên rèn luyện vốn ngôn ngữ của bản thân, để nó trở nên phong phú hơn, giàu có hơn. Điều quan trọng nhất là phải lễ phép với người lớn tuổi hơn mình. Sau đó con người mới có thể học cách giao tiếp, cách ăn nói với người xung quanh. Thiết nghĩ để chúng ta có thể cư xử một cách khôn khéo thì không nên quá bồng bột nổi cáu trước một vấn đề nào đó chưa giải quyết được. Bên cạnh đó, ta cần phê phán những kẻ không biết ăn nói, luôn nói trúng không, ngại đối ngoại giao tiếp. Hay những kẻ nói nhiều, nói dài nhưng nói dại, hay phát ngôn một cách bừa bãi thiếu tế nhị. Ông cha ta xưa cũng có câu: “ uốn lưỡi bẩy lần hãy nói” cũng dăn dậy chúng ta về cách cư sử trong cuộc sống.
Trong thực tế cuộc sống cho thấy, chính văn hóa hành vi trong giao tiếp sẽ nói lên thật nhiều sự thanh lịch đích thực của một con người. Câu nói là một bài học ứng xử quý giá mà mỗi con người luôn phải nỗ lức học hỏi , tiếp thu một cách chân thành.
I MỞ BÀI:
Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận:
Nội dung câu nói: lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
II THÂN BÀI
Giải thích:
Vì sao:
Làm gì:
Lễ phép với bề trên Con người phải học cách giao tiếp, cách ăn nói với người xung quanh Không nên quá bồng bột nổi cáu trước một vấn đề nào đó chưa giải quyết được
Phê phán:
Những kẻ giao tiếp cộc lốc, kém đối ngoại luôn né tránh giao tiếp
KẾT BÀI
Khẳng định lại ý nghĩa câu nói
I MỞ BÀI:
Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận:
Nội dung câu nói: lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
II THÂN BÀI
Giải thích:
Vì sao:
Làm gì:
Lễ phép với bề trên Con người phải học cách giao tiếp, cách ăn nói với người xung quanh Không nên quá bồng bột nổi cáu trước một vấn đề nào đó chưa giải quyết được
Phê phán:
Những kẻ giao tiếp cộc lốc, kém đối ngoại luôn né tránh giao tiếp
KẾT BÀI
Khẳng định lại ý nghĩa câu nói