Văn mẫu lớp 7

Nguyễn Quốc Lộc

Biểu cảm về đồ vật mà em yêu thích

Phan Ngọc Cẩm Tú
1 tháng 11 2016 lúc 8:14

Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó.
Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh.
Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!
Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng!

Phan Ngọc Cẩm Tú
1 tháng 11 2016 lúc 8:12

Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.

Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường, thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người bạn của em trong cuộc sống. Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức, kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.

Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay đổi. Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em ước mơ mai sau sẽ trở thành người in sách để có ích cho cuộc đời.

Phan Ngọc Cẩm Tú
1 tháng 11 2016 lúc 8:13

Màng nhện cùng với những cuộn giấy dán tường còn dư quấn đầy vào mặt khi tôi tiến sâu vào trong cái nhà kho cũ kỹ. Tôi gạt mọi thứ này ra, cương quyết tiến tới cuối kho để soạn lại mớ hộp đựng giấy tờ hồ sơ của những năm tháng đi dạy học của tôi. Chúng tôi sắp dọn ra nhà mới và cái nhà kho này là cứ điểm cuối cùng. Tôi dang tay vào góc phòng để lôi ra về phía ánh sáng một cái hộp cũ như hơi bị phình ra.

Tôi mở nắp hộp và luồn tay vào bên trong. Thay vì cảm nhận mớ giấy tờ hay hồ sơ như mong đợi, tôi cảm nhận một cái cặp da mềm mà tôi dùng để đựng sách trong suốt 15 năm đi dạy học. Tôi lôi cái cặp ra và sờ vào những cạnh cặp đã bị sờn. Tôi mỉm cười nhớ lại tôi đã ra sức lục soát khắp nơi, kiếm mua cho được một chiếc cặp da thật hoàn hảo để bắt đầu cho sự nghiệp đi dạy học của tôi. Cuối cùng, chỉ trước vài ngày trường khai giảng, tôi đi tản bộ vào một cửa hàng túi xách da và trên kệ có chưng bày một cái cặp da hoàn hảo như là để dành cho tôi vậy. Tôi đeo thử vào và ngắm nghía trước gương, và rất đỗi ngạc nhiên trước những gì mình đang thấy: Cái cặp da hoàn hảo này giống hệt như cái cặp da ba tôi làm cho tôi khi còn bé – cái cặp da mà tôi lấy làm mắc cỡ trong mấy năm trời thời thơ ấu... Không suy nghĩ hơn nữa, tôi mua liền cái cặp da này.

Tự nhiên tôi quên bẵng đi cái chuyện dọn dẹp nhà kho, những suy nghĩ của tôi chợt quay trở về tuần lễ đầu tiên của lớp tư bậc tiểu học. Tôi đang đi từ trường đến cửa tiệm sửa giầy của ba tôi. Khi đi ngang qua cửa sổ của tiệm Woolworth, các đồ dùng học sinh trưng bày trong cửa kính đang quảng cáo nhân mùa tựu trường, khiến tôi bị lôi cuốn vào như có nam châm. Những tờ giấy màu được cắt hình lá, dán khắp trên cửa sổ trưng bày. Nhưng điều thu hút tôi nhất là chiếc cặp màu đỏ được trưng bày trang trọng ngay chính giữa cửa sổ. Cái quai cầm cặp bằng nhựa đỏ bóng loáng, lấp lánh rực rỡ trong ánh chiều tà. Phía trước chiếc cặp có đính một chiếc túi nhỏ đựng bút chì, được đóng lại với một cái zipper có đính miếng kéo màu vàng. Tôi dán dính mặt mình vào cửa kiếng để nhìn cho rõ hai cái dây khóa cặp, cũng làm bằng nhựa đỏ bóng loáng như cái tay cầm cặp, được đặt thật đúng chỗ trên cái nắp cặp. Giá mà tôi đựng sách vở trong cái cặp này, tôi sẽ giống như Mỹ Huyền và những bạn gái khác ở trong lớp. Nhưng tôi cũng biết, mua cái cặp này là chuyện không tưởng. Ba tôi không đời nào chấp thuận.

Tôi trút bỏ cái quai của chiếc cặp màu nâu từ trên vai rồi thả nó xuống đất trước mặt tôi. Da chiếc cặp không chiếu sáng trong ánh nắng, và cái đồ khóa cặp bằng đồng thau thì cũng u tối và chẳng phản chiếu tí nào. Đó, chiếc cặp nằm trước mặt tôi như một con bò già xấu xí, là vật cản trở thầm lặng giữa tôi và chiếc cặp màu đỏ xinh đẹp trong cửa hiệu. Tôi còn nhớ cái ngày ba tôi cho tôi cái cặp này.

“Vô bên trong này với ba đi Trân”, ông nói “Xem ba có làm cái này cho con nè”.

Giọng nói của ba tôi đầy tự hào khi ông chỉ cho tôi một miếng da thuộc thật tốt ông mua để làm chiếc cặp này cho tôi. Khi ông chỉ cho tôi những đường chỉ thật cẩn thận và chắc chắn để giữ chặt cái đồ khóa cặp bằng đồng thau, tôi chỉ thấy đó là những sợi dây màu nâu xâu qua một món đồ xấu xí. Khi ông khoe về cái thiết kế thật đặc biệt mà ông đã khâu lên cái dây quàng vai của chiếc cặp, tôi chẳng thấy gì nhưng chỉ biết là cái dây này cho đến muôn đời cũng không đứt nổi. Khi ông trở cái đáy cặp lên để chỉ cho tôi những cái “chân đế” bằng đồng ông đã gắn vào, mọi sự đối với tôi chẳng qua là một thứ đồ thô thiển làm bằng tay ở nhà và điều này làm cho cái cặp của tôi thật kỳ cục so với đám bạn gái cùng lớp.

“Không có đứa nào trong lớp con có chiếc cặp giống như cái này” ba tôi nói khi trao cho tôi cái cặp và vỗ trên cái đầu cắt tóc chấm ngang vai của tôi.

Và tôi biết điều ba tôi nói là đúng sự thật.

Tôi cần cái cặp màu đỏ. Đứng ngay trước cửa hiệu Woolworth, tôi nhắm mắt cầu nguyện “Chúa ơi, xin cho con cái cặp mà con cần. Cảm ơn Chúa”.

Dầu cố gắng mọi cách, tôi không biết làm sao mở lời với ba tôi rằng tôi không muốn chiếc cặp ba tôi làm cho tôi. Hơn nữa, chiếc cặp màu đỏ giá tới 250 đô la. Tôi biết là ba tôi không có đủ tiền.

Tôi mở cửa vào cửa hiệu sửa giầy của ba tôi và trút chiếc cặp nâu xuống sàn. Tôi hôn và ôm lấy ông. “Hôm nay ở trường ra sao nè?” ông hỏi trong lúc với tay tắt chiếc máy tiện để chúng tôi có thể nói chuyện. Tôi kể cho ba tôi về bài thi đánh vần và cuộc thí nghiệm trong lớp. Ông chăm chú lắng nghe rồi trao cho tôi chiếc bánh táo. Tôi nuốt miếng bánh với ly nước gừng rồi phụ ông bỏ vào thùng và dán nhãn một mớ giầy đã sẵn sàng cho thân chủ tới lấy.

Sáng hôm sau khi tôi thức giấc để đi học, tôi biết trong mọi ngày, ngày hôm nay tôi không thể mang chiếc cặp màu nâu đến trường được. Mỹ Huyền đã mời đám con gái của lớp tư đến nhà để ăn bánh nhẹ với nhau vào buổi chiều sau giờ tan trường. Không phải là lần đầu tiên chúng tôi ăn nhẹ với nhau vào buổi chiều, nhưng vì tôi chưa bao giờ tới nhà Mỹ Huyền. Bạn này rất được mọi người nể nang trong lớp và có đủ mọi thứ trên đời mà người khác mơ ước. Mỹ Huyền có mái tóc óng ánh được cắt theo đúng thời trang tại tiệm uốn tóc nổi tiếng trong vùng và sống trong một căn nhà sang trọng. Ba của Mỹ Huyền làm việc cho một đại công ty và ông này làm việc trong văn phòng. Mỹ Huyền cũng có chiếc cặp đỏ xinh đẹp cộng với cái bao đựng bút chì cũng thật xứng hợp với cái cặp đỏ, mua tại cửa hiệu Woolwotrh.

Cuối cùng thì cái ngày dài nhất ở trường cũng đã chấm dứt và tám đứa con gái chúng tôi đã sẵn sàng để đến nhà Mỹ Huyền. Tôi đã không thất vọng. Nhà của bạn ấy đẹp hơn cả trong trí tưởng tượng của tôi. Tiền sảnh được trang hoàng với hoa tươi và những bộ đèn bằng thủy tinh thật xinh đẹp. Tấm thảm xanh da trời trải rộng trong phòng chơi và những tấm màn thật xứng treo trên khung cửa sổ thật rộng. Cái phòng ăn thì thật là vui mắt. Bàn ăn có trải khăn thêu, với những tách trà bằng sứ có vẽ hình những nụ hồng đỏ thật tinh xảo. Tôi choáng ngợp như có cảm tưởng mình đang thăm một công chúa của triều đình.

Mẹ của Mỹ Huyền đang pha trà vào một ấm trà bằng bạc. Mọi người đều sẵn sàng để ăn bánh với nhau thì cánh cửa trước mở và ba Mỹ Huyền bước vào.

“Chào ba!” Mỹ Huyền chạy tới với cánh tay giang rộng để mừng ông. Không nhìn đến Mỹ Huyền, ông hờ hững vỗ trên đầu bạn “Đừng làm nhăn bộ áo quần của ba” ông nói trong khi lùi lại một bước.

“Ơ.. ơ..xin lỗi ba” Mỹ Huyền nói “Con giới thiệu ba các bạn con”

“Ba không có thì giờ” ông nói, rồi đưa tay mở cặp táp lôi ra một mớ giấy tờ.

“Diễm” ông quay sang gằn giọng với mẹ của Mỹ Huyền “Chuyện gì đang xảy ra vậy?” Ý ông nói về chúng tôi.

“Bộ em cho cả thành phố này ăn hả?”

“Anh Sang!”, bà năn nỉ rồi quay qua chúng tôi “Cô xin lỗi mấy cháu” rồi vội vã rời phòng ăn để đi vào nhà bếp cùng với ông Sang.

Căn phòng ăn xinh đẹp giờ đây vang lên lời qua tiếng lại của ba mẹ Mỹ Huyền.

“Em biết anh muốn yên lặng khi anh về đến nhà?”

“Em biết nhưng em nghĩ lâu lâu thì anh cũng chịu khó một chút” bà nói với giọng xin lỗi.

“Mình đã thỏa thuận rồi là mua cái nhà này là quan trọng. Làm sao anh có thể trả nợ nhà được nếu anh về mà không yên ổn cho anh nghỉ ngơi. Anh muốn tụi nhóc kia cút đi ngay”

Những lời sau đó của mẹ Mỹ Huyền như nghẹn ngào. Rồi sau đó, tiếng cửa nhà bếp đóng sầm lại và những bước chân nặng nề đi lên thang lầu.

Mẹ Mỹ Huyền trở vào phòng ăn. “Cô xin lỗi các cháu” bà nói mà không nhìn chúng tôi. “Thôi các cháu ăn bánh đi, rồi vào phòng Mỹ Huyền chơi, đợi ba mẹ các cháu tới rước về”.

Chúng tôi ăn bánh và uống trà với nhau trong im lặng rồi sau đó kéo nhau vào phòng Mỹ Huyền. Tôi lặng nhìn những đường viền trang trí từ cái trướng trên đầu giường cho đến cái màn trong phòng tắm riêng biệt của Mỹ Huyền. Trong phòng cũng có TV, radio và cái máy hát tối tân. Trong đời tôi chưa bao giờ tôi thấy một cái phòng như thế này. Thật là tuyệt hảo.

Tôi chợt nghĩ đến cái phòng của tôi với bức tường màu hồng, sơn bằng loại sơn mua lúc giảm giá, quá chói sáng nên không thể cho là đẹp được. Sàn phòng cũ kỹ vì có nhiều vết trầy và bàn ghế là loại thừa để lại. Giờ đây, trong phòng của Mỹ Huyền, tôi ngắm nghía từng chi tiết, mà cách đó vài phút, tôi nghĩ rằng tôi sẽ đánh đổi mọi sự để được những thứ này. Trong giây phút đó, tự nhiên những đồ vật sang trọng này cho tôi có cảm giác trống rỗng và sợ hãi.

Tâm trí tôi quay trở về buổi chiều tan trường hôm nọ. Tôi xoa chiếc má vì tấm tạp dề nham nhám cạ vào mặt tôi khi ba tôi ôm tôi. Tôi nhớ cái mùi bánh táo ông mua cho tôi mỗi chiều. Mặc dù có cả một đống giày cao để sửa, ông luôn dừng tay để lắng nghe tôi như thể tôi là người quan trọng nhất trong đời. Ông nhìn vào mắt tôi và lắng nghe tôi về chuyện trong ngày, trong lớp cùng bạn bè của tôi...

Chiếc cặp đỏ của Mỹ Huyền nằm trên chiếc bàn trắng. Tôi lần tay qua cái quai cầm cặp. Có một vài chỗ trầy trên miếng nhựa đỏ chỗ quai cầm. Cái đinh rivet để gắn dây đeo vai vào cặp bị long ra vì sức nặng của những quyển sách. Tới gần, chiếc cặp của Mỹ Huyền, cũng như cuộc đời của bạn ấy, không phải là được trọn vẹn.

Tự nhiên, tôi thèm được về nhà. Tôi muốn chạy về nhà để cầm lại chiếc cặp nâu. Tôi thèm ngồi trong bàn ăn nhà bếp, ăn miếng bánh mì ba tôi tự nhồi bột và ai nấy đều vui vẻ mỉm cười dùng bữa vớI nhau. Tôi chờ đợi từng phút cho đến khi ba tôi đến rước về.

Và như thế, đã bao năm trôi qua, giờ đây tôi đang ngồi mân mê chiếc cặp da nâu cũ trong căn nhà kho của tôi. Những giọt nước mắt lăn dài trên má, rơi xuống chiếc cặp bám đầy bụi. Lần đầu tiên trong đời, tôi nhận ra Chúa đã cho tôi một câu trả lời thật trọn vẹn cho lời cầu nguyện của tôi trước cửa hiệu Woolworth ngày nào. Tôi không bao giờ có được chiếc cặp màu đỏ, nhưng Ngài đã cho tôi những gì tôi cần – và hơn thế nữa. Món quà Ngài cho tôi là tôi đã nhận ra tình yêu không đến trong những tách trà bằng sứ có vẽ những nụ hồng đỏ, hay tình yêu không rót ra từ những ấm trà bằng bạc – cũng không phải cái cặp màu đỏ. Đôi khi tình yêu đến trong những căn nhà tầm thường, chỉ đủ ăn mỗi ngày, bánh tráng miệng là món bánh táo thật giản dị và cặp đi học là cái bị da màu nâu, được khâu bằng tay với cả tình yêu đong đầy. Ngày hôm đó, tôi khám phá ra rằng tình yêu ba tôi dành cho tôi thật vững chải và chân thật giống như miếng da thuộc ông dùng làm chiếc cặp cho tôi.

“À, mà tại sao mình không bao giờ nói cho ba biết về điều này nhỉ?”

Tôi bỏ cái cặp vào lại trong hộp và nhắc điện thoại lên. Tôi muốn nói với ba tôi là tôi yêu ông biết là dường bao cũng như trân quý tình yêu và mọi thứ ông đã làm cho tôi. Nhưng đó không phải là cách của ba tôi hay của tôi. Thay vào đó, tôi muốn bày tỏ tình yêu của tôi theo cách thức mà ba tôi đã bày tỏ đối với tôi.

“Ba ơi” tôi nói khi kéo những dụng cụ làm bánh từ trên đầu tủ xuống “Tối nay ba ghé con. Ba con mình ăn bánh với nhau nhe”. Bánh tôi làm không bao giờ hoàn hảo như bánh bày bán trong các cửa hiệu, nhưng cũng giống như cái cặp đi học của tôi, nó được làm bằng tay với tình yêu đong đầy. Và tôi biết ba tôi chắc cũng hiểu ý tôi.

Phan Ngọc Cẩm Tú
1 tháng 11 2016 lúc 8:14

Ba tôi từ Nga về,cho tôi 1 con gấu bông,màu lông trắng tuốt <nhân ngày sinh nhật lần thứ 10 của tôi .
thoáng nhìn em gấu ý dơn giản lắm,nhưng là của ba cho nên tôi hơi sợ sợ và....đáp lại :ôi con yêu em ý lắm ạ,con cảm ơn ba .
Thực tình mấy ngày đầu tôi hơi khó chịu,chẳng thà ba cho túi kẹo còn đem chia các bạn,em gấu này chỉ mình chơi,mà nằm chiếm mất nửa giừơng của công chúa rùi ,thật là con gấu ngủ đông,lười và vô tích sự quá !
Vài ba ngày sau ,ba tôi lại đi công tác xa,mẹ bảo tôi về buồng mẹ cùng em gấu nũa cho vui ,tôi đành đem theo đi.
Hôm đầu tiên ba xa nhà mà có 2mẹ con tôi và em gấu,mẹ bảo :đây là tình cảm của ba dồn vào cho con gái cưng đấy,con cứ khám phá dần xem em ấy cũng có hồn đấy !
Tôi ngạc nhiên quá,vật bằng vải mà có hồn ư? nghĩ thế nhưng không dám cãi lại mẹ .tôi tò mò nhìn vào mắt em ý,chao ôi long lanh lóng lánh ,đẹp lắm,như làm bằng 2 hòn bi ve,lại còn chơm chớp nữa chứ .!miệng gấu xinh xinh lúc nào cũng cừoi,2 tai dỏng lên như đang nghe mọi ng nói gì đó,có cả râu,cả mũi,đầy đủ tất.Tôi đem banh 4 chân em ý ra ,bỗng tiếng kêu khịt khịt ở lồng ngực,mẹ bảo ,con nhẹ tay kẻo em ý đau đấy,tôi tò mò bẫm vào cạnh sườn ,em ý nằm lăn ra,co tròn lại cười rinh rích .
À là thế,ba tôi tinh thật,đêm nay 2 mẹ con tôi tha hồ nói chuyện với em ya và khám phá xem còn tác dụng gì nữa đây !
Tôi tự hào lắm,ba tôi có mình tôi thui,ba gửi lòng ba vào em gấu,ba bảo phải mất 2 tháng lương của ba mới mua được em ý từ NGA về đấy,bay giờ tôi đã lướn,có thể mua tặng ba mẹ 10 em gấu đó và chỉ bằng 1phần ba tháng lương của tôi thôi nhưng ...quà của ba mẹ vẫn là thiêng liêng nhất .
tôi thầm nhắc mình ; con gái cưng của ba luôn tôn trọng những mns quà ba mẹ ban cho, vất vả cả cuộc đời ba mẹ mới sinh ra mình ,sống và làm việc cho có ích để khỏi phụ công cha nghĩa mẹ ơn thầy .Gấu bông của ba .quà kỷ niệm đáng nhớ

Phan Ngọc Cẩm Tú
1 tháng 11 2016 lúc 8:15
Tuổi thơ luôn gắn liền với những kỉ niệm, nhưng cái mảng kỉ niệm lớn nhất và in sâu nhất vào tâm trí, thức của mỗi con người là một thứ có tên gọi là món quà tuổi thơ, hay còn gọi là quà bánh.
Quà bánh là một thức ăn hoặc một thức uống, nhưng nó khác với những chiếc bánh, cốc chanh ta hay uống hàng ngày ở chỗ. Quà bánh có thể rất đơn giản, nhỏ bé, nhưng có thể là những món ăn cầu kỳ, xa xỉ, tùy theo kỉ niệm mỗi người gắn với thức quà bánh đó. Có ai mà lại chưa lần nào nếm thử quà bánh vì trẻ con rất thích đồ ngọt. Quà bánh lại gợi nhớ về những thời thơ ấu ta dung dăng đến trường tay cầm những món quà ngon lành mua ớ trước cổng trường hay những lần người bố yêu dấu đi công tác xa trở về, trong tay đem đầy những quà cho cả nhà nhưng ít khi thiếu nắm kẹo ngọt, hộp bánh thơm cho cô con gái nhỏ của bố. Những hình ảnh ấy giờ đâu còn nhiều, vả lại đang tuổi mới lớn sắp sửa trưởng thành, chúng ta hay nghĩ đến những điều lớn hơn như đi mua sắm hay tổ chức tiệc tùng, liên hoan và cả nhũng khi người thân đi công tác về ta chỉ giúp họ đỡ đồ, hỏi han sức khỏe, có du lịch đâu không,.... mà dường như quên mất hình ảnh con bé nhỏ nhất nhà lon ton chạy ra đón và không quên nụ cười hớn hở kèm câu hỏi"Bố có quà cho con không?" và vẻ mặt phụng phịu của con bé khi bố không có mon kẹo mọi khi bố vẫn cho con, rồi lại vui vẻ lên ngay khi bố rút ra món quà đặc biệt mà bố chưa tặng con gái bao giờ.
Những hình ảnh ấy chỉ còn là quá khứ, nhưng không! Những kỉ niệm về món quà bánh vẫn luôn in đậm , rõ nét trong tâm trí của mỗi người. Và mỗi lần nhớ lại, những kí ức, kỉ niệm ấy lại ùa về như một cơn gió, và mang theo những hình ảnh sống động như được trở về quá khứ.Chính nhờ Quà bánh, luôn gắn với kỉ niệm, để lại hương vị ngọt ngào mãi không tan trong trái tim mỗi người.
Ngày ấy tôi mới vào lớp Một. Bố mẹ tôi hay bận rộn nên gửi tôi cho ông bà. Và chú, em ruột bố tôi là người lãnh trách nhiệm đưa tôi đến trường mỗi ngày. Chú là người rất đặc biệt trong con mắt tooi, và mặc dù vẫn yêu thương chú nhưng tôi vẫn hơi có cảm giác sờ sợ. Vì chú hay đùa tôi hơi quá đà và nhiều khi làm tôi phát khóc. Vậy mà chú tỏ ra rất quan tâm và chiều chuông tôi. Khi nào đến trường chú cũng dừng lại một hai phút để mau cho tôi vài cía kẹo hay chiếc ô mai. Chiếc kẹo rất bình thường thôi nhưng nó lại có hình thỏi son nên tôi rất thích. Nhưng thích hơn cả là gói ô mai que. Gọi là ô mai que vì đây không phải những viên ô mai sắc gừng cay cay, chua chua ở nhà thường ăn mà là những que ô mai tròn, dài tầm cía bút chì và nhỏ hơn rất nhiều. Chiếc ô mai lại được bọc một lớp giấy gói bên ngoài trông rất đẹp và bắt mắt. Giờ ra chơi tôi hay rủ nhỏ bạn thân từ hồi mẫu giáo ra chia quà. Chúng tôi ngồi trên lan can tường( cao khoảng một mét là cùng) hay là trên ghế đá trong sân trường, dưới gốc cây bằng lăng tỏa bóng râm mát rượi, và mở gói có chiếc ô mai ra, cùng nhau nhấm nháp và ngắm hoa bằng lăng tím. Những lá hoa bằng lăng nhuộm tím phớt mỏng manh sếp thành từng chùm trông rất đẹp. Hai đứa lớp Một ứơc gì đủ cao như mấy anh chị lớp trên để tha hồ hái một bông, một bông thôi để nghịch ngợm và ngắm nghía. Chúng tôi vừa ăn ríu rít bàn chuyện với nhau như thế. Đến bây giờ tôi vẫn còn có thể cảm nhận được cảm giác háo hức khi mở lớp giấy bọc ra, rút ra một que ô mai nâu nâu, rồi nhấm một tý trong miệng rồi cắn ra. Chao ôi! Cái vị chua chua, ngon ngọt ấy sao mà tuyệt vời thế? Thức quà thật là đơn giản, rẻ tiền thôi nhưng đối với tôi ngon lành vô cùng. Với lại hồi ấy tôi đâu có quan tâm đến tiền bạc. Và rồi học sinh giỏi cuối năm bố mẹ thưởng tôi bằng một con búp bê to đùng. Còn chú tôi xoa đầu tôi và khen" Con giỏi lắm! Chú thưởng con nhé!" Rồi chú mua cho tôi những hai gói đầy nhóc ô mai que. Tôi sung sướng tha hồ chia ra cho những đứa em họ ăn cùng. Bạn thử đoán xem món quà nào tôi thích hơn. Có thể là con búp bê vì quả thực giá trị của nó khá lớn. Nhưng hai gói ô mai thì sao? Chúng tính ra có ba bốn nghìn, rẻ lắm đâu bằng con búp bê nhưng tôi vẫn thích nhất nhũng chiếc ô mai. Chúng ngon tuyệt! Vừa ăn tôi vừa vui sướng cảm ơn chú. Kỉ niệm ấy in rõ nét quá, làm cho tôi mỗi khi nhớ lại lại thấy mỉm cười.
Giờ tôi đã chuyển trường và lớn lên nhiều sau lần ây. Nhưng Quà bánh vẫn là Quà bánh và những que ô mai đã để lại hương vị chua ngọt mãi không tan trong trái tim tôi.
Nguyễn Phương Thảo
21 tháng 11 2017 lúc 21:14

Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.

Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường, thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người bạn của em trong cuộc sống. Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức, kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.

Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay đổi. Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em ước mơ mai sau sẽ trở thành người in sách để có ích cho cuộc đời.


Các câu hỏi tương tự
Trà Mít
Xem chi tiết
Huyền Ngọc
Xem chi tiết
thu nguyen
Xem chi tiết
fgdfgdfg
Xem chi tiết
Lan Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Nhất Phương
Xem chi tiết
Alone
Xem chi tiết
Thảo Nhi
Xem chi tiết
Lê Văn Tâm
Xem chi tiết