Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vu Vi

Biểu cảm về cây tre.

Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
21 tháng 11 2017 lúc 19:49

“Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều, tiếng chuông nhà thờ reo”. Nơi tôi sống chẳng gọi là làng cũng không có tiếng chuông nhà thờ vào mỗi chiều, chỉ có bóng tre xanh mát rượi những trưa hè. Đó là một vùng quê rợp một màu xanh bát ngát của tre và du dương trong tiếng sáo diều vi vút.

Nhớ ngày ấy, tôi là một đứa trẻ chạy theo những cánh bướm chập chờn trên đồng. Tôi thích thú được sống ở quê ngoại hơn là ở nhà mình nơi thành phố. Nhà ngoại tôi trồng rất nhiều tre, trúc. Những khóm tre cao vút thẳng đứng như những mũi tên nhọn đâm thẳng lên trời. Yêu làm sao cái dáng thẳng của tre dù chịu bao gió bão, cái dáng ấy làm tôi nhớ đến hình dáng cậu tôi, mợ tôi những người suốt đời lam lũ. Tôi thấy thương cho những chòi non vừa mới nhú, chúng cũng phải chịu gió mưa như cha mẹ mình. Nếu nói cây cũng có tình mẫu tử thì cây tre cũng không ngoại lệ. Chỉ duy chiếc áo cộc, tre cũng nhường hết cho con. Tôi hiểu tại sao những búp măng lại mọc thẳng, có lẽ vì nó được cha mẹ, ông bà truyền lại đức tính ngay thẳng của mình. Giữa trưa hè, tre xòe những chiếc lá thon dài như ngón tay xinh xinh của cô thiếu nữ để che mát cho người. Chẳng bao giờ chịu sống riêng lẽ, tre luôn mọc thành khóm, thành lũy, hết lớp này đến lớp khác như một bức tường rào vững chắc.

Người ta bảo tre là loài cây ra hoa chậm nhất trên thế giới. Nhưng với chúng tôi, những người dân làng quê chẳng cần quan tâm chuyện tre ra hoa bởi vì lợi ích mà loài cây này mang lại vốn đã rất nhiều. Chúng tôi lấy thân tre làm thành những bộ bàn ghế, tre làm phên vách, tre làm cột, kèo xây nhà. Các chị khéo tay chuốt từng thanh gỗ tre thành đũa. Các bà thì lấy tre đan thành rỗ, thúng…Nhờ tre mà nhiều gia đình quê ngoại tôi có thêm tiền trang trải sinh hoạt. Tre gắn bó với dân quê như thế, tre như người mẹ, người bạn, người thân của chúng tôi. Với lũ trẻ quê, tre là đồ chơi là cả một kho báu. Chúng tôi lấy tre làm lồng đèn trung thu, làm diều, làm nón…Tôi thích nhất là câu cá bằng cần câu tre, vừa dài vừa nhẹ lại không sợ chìm.

Ôi những lũy tre chạy dài khắp xóm, cây tre nào đã mang ước mơ tôi giấu trong cánh diều trắng. Cây tre nào dạy tôi bài học làm người với từng ngọn roi ba đánh. Cây tre nào chở tôi qua con sông để đến trường?Tôi nhớ có một lần trốn học, bà giận lắm mang roi ra đánh, tôi trốn trong bụi tre gai sau nhà. Bà tìm cả ngày trời không gặp đã gọi ba mẹ tôi từ thành phố về và nhờ hàng xóm tìm giúp. Trong bụi tre kín đáo ấy, tôi mải mê ngủ như một chú chim trong tổ. Đến chập tối tìm đường ra nhưng vướng phải gai tre không thể nào ra được. Tôi khóc và thét lên làm mọi người phải chặt bỏ tre để mang tôi ra. Sau lần ấy tôi chẳng bao giờ dám trốn học nữa vì thương bà lo lắng và thương cả những bụi tre chịu đau đớn vì tôi.

Hôm nay tôi đã lên thành phố, thế nhưng tôi vẫn không muốn rời xa loài cây yêu quý của mình. Tôi xin ngoại một măng tre non và trồng nó trước nhà. Măng tre của tôi giờ đã lớn và mọc những chòi non bên cạnh. Rồi chúng sẽ làm thành khóm tre xanh mướt. Tre ơi! Tre phải sống thật khỏe mạnh và xanh tươi nhé. Tôi sẽ cùng tre đi qua những tháng ngày tuổi trẻ tươi đẹp và cùng vươn lên ánh mặt trời.

locdss9
21 tháng 11 2017 lúc 19:49
Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc : mái đình cây đa,cánh cò ,sáo diều ,con trâu, luỹ tre…Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam .

“ Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”…

Cái hình ảnh “lắc lẻo” ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam ,với nhiều phẩm chất cao quý ,nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam . “Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” không biết tre có từ đâu , nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng ,cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao.Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng.Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật. Tre là người bạn thân của con người , từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi : tán hưng, ống thụt, làm diều ,làm lồng đèn trung thu… Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng : “ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ? “ .Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre , giường tre….Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn ,ở, làm việc ,trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa… từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ . “Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp , những nhọc nhằn, giần sàng, xay ,giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về , khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh.Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.

Biểu cảm về cây tre Việt Nam

Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá .Từ những câu hát ,câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ.Tre với người vất vả quanh năm” , hay một khúc hát giao duyên “ Lạt này gói bánh chưng xanh.Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng” . Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê.Những buổi trưa hè lộng gió , tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình. Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước. Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam .
Nguyễn Hải Đăng
21 tháng 11 2017 lúc 20:18

"Tre xanh xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh ” Không biết tự bao giờ mà tre đã có mặt trên khắp nẻo đường đất nước. Cùng với bến đò, sân đình, cây đa...là hình ảnh lũy tre làng thân thương của con người Việt Nam. Tre có nhiều phẩm chất cao quý tượng trưng cho những đức tính đáng quý của dân tộc Việt Nam. Thân tre gầy guộc, cao vút lên trời gợi lên hình ảnh người chiến sĩ anh hùng hiên ngang, bất khuất. Lá tre mỏng manh, được một chiếc áo cộc bao bên ngoài. Tuy tre gầy guộc nhưng rất biết sống đoàn kết, tre tạo thành lũy mà không sức mạnh nào có thể tàn phá được. Dưới những gốc tre là những chồi măng dang vươn mình mọc thẳng dứng đầy sức sống. Không biết từ khi nào mà tre đã trở thành “pháo đài xanh” tham gia chống quân xâm lược cùng với dân tộc. Chúng ta còn nhớ chăng, tre dã kề vai sát cánh cùng với Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân xâm lược bạo tàn . Như câu nói cùa Thép Mới: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín...” tre luôn là một người bạn thân thiết của người dân đất Việt. Tre luôn là biểu tượng cùa sự bền bỉ, kiên cường và bất khuất mà mọi người cần phải noi theo. Nhớ lại ngày nào, thời còn là những đứa trẻ chăn trâu, tôi cùng các bạn chơi bịt mắt bắt dê hay ô ăn quan dưới gốc tre, nghĩ lại những ngày ấy tôi cảm thấy thật vui và hạnh phúc. Tre luôn là người chứng kiến những trò tinh nghịch của chúng tôi, che nắng cho chúng tôi những khi nắng hè chợt đến. Hình ảnh tre mãi là một người bạn gắn bó thân thiết cùng tôi dù cho tôi có đi đâu, về đâu đi chăng nữa. Tre - một loài cây luôn đồng hành cùng con người Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển. Tôi rất quý tre và luôn xem tre như là một người bạn thân thiết chia sẻ niềm vui, nồi buồn cùng mình. Tôi hứa là sẽ luôn bào vệ và chăm sóc tre một cách tốt nhất. Dù cho có đi đâu xa nhưng trong lòng tôi vẫn luôn nhớ hoài về hỉnh ảnh kicn cường, bất khuất của tre. Yêu lắm tre ơi!

Thương Nhau Để Đấy
11 tháng 9 2018 lúc 22:26

Bức tranh thanh bình của làm quê Việt Nam,là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc với mái đình cổ kính,gốc đa già,cánh đồng lúa trải dài bát ngát,bờ ao,cánh diều tuổi thơ .......... Dù chúng ta có đi về đâu thì những hình ảnh ấy vẫn cứ sống mãi trong lòng mỗi người.Nhưng nét đặc trưng nhất của làng quê Việt Nam vẫn là lũy tre xanh rì rào.

“Tre xanh xanh từ bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”

Không biết tre có từ đâu hay tre có từ bao giờ nhưng chỉ biết rằng từ thời Hùng Vương thứ 6,tre đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc ngoại xâm , tre đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc ngoại xâm của nước ta.Tre tược trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng , bất khuất kiên cường,tự tin vươn lên trên bầy trười rộng lớn.Lá tre rất mong manh,có màu xanh non.Tre chỉ có một manh áo cọc ngoài thì để dành cho măng như người mẹ hiền âu yếm,hi sinh cho đưa con yêu bé bỏng.Dù gầy guộc mong manh nhưng tre vẫn biết kết nên lũy,nên thành. Sự đoàn kết đó khó có sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây non thì nhọn hoắt tự tin vươn lên đầy sức sống như tiếp sức cho những cây tre già,cho những thế hệ đi trước.Thế nên mới có câu :“Tre già măng mọc“.Măng non trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam như chứng tỏ các em sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước như những cây măng non tiếp nối thế hệ cha anh như những cây măng non tiếp nối những cây tre già.

Tre kiên cường bền bỉ vững trãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy , dù khô khan , dù đất sỏi , đất vôi đã bạc màu nhưng tre vẫn xanh tươi , mượt mà.Tre mộc mạc,nhũn nhặn,tre dẻo dai,bền bỉ,tre thanh cao chí khí như người.Tre là người bạn thân của con người,“ Dưới mái tre thấp thoáng mái đình chùa cổ kính “đó là một hình ảnh đẹp của tren gắn bó với con người . Tre làm lạt gói bánh trưng khi Tết đên,Xuân về,khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu.

Vốn gần gũi và thân thiết với con người Việt Nam.Cây tre đã là nguồn cảm hứng vô tận của văn học và nghệ thuật.Từ những câu chuyện cổ tích qua lời kể của bà đến các câu ca dao,tục ngữ đều có mặt của tre.Tre đã đi vào cuộc sống của mỗi người,đi sâu thẳm vào tâm hồn nhười Việt,mỗi khi xa quê hương,khó ai có thể quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương.Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm lịch sử nước nhà từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước.Cây tre đã cùng Thánh Gióng ra trận đánh đuổi giặc Ân.Cây tre cũng đã cùng Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc.

Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân việt Nam.Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt Nam chất phác, giản dị.Với nhiều phẩm chất cao quý,cây tre đã trở thành biểu tượng về con người,về đất nước Việt Nam.Cây tre sẽ còn sống mãi với người dân Việt Nam.


Các câu hỏi tương tự
Huỳnh Nguyên
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
Xem chi tiết
Đứa Con Của Băng
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Ngân Hanna
Xem chi tiết
Lê Thị Bích Lan
Xem chi tiết
Harry Huan
Xem chi tiết
Đinh Quang Thắng
Xem chi tiết
Ngô Châu Bảo Oanh
Xem chi tiết