Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Khải Phan

Biểu cảm về bài ca dao :

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Rông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Khải Phan
7 tháng 7 2017 lúc 13:25

mình ghi đề sai chút các bạn thông cảm

Dương Hạ Chi
7 tháng 7 2017 lúc 13:28

Người phụ nữ xưa phải chịu rất nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Họ không có quyền quyết định cho cuộc sống của mình mà phải phụ thuộc vào người chồng người cha. Có rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về thân phận người phụ nữ lúc bấy giờ, trong đó nổi bật là câu ca dao:

"Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều."

Câu ca dao là lời giãi bày tâm sự của một người phụ nữ vì hoàn cảnh mà phải lấy chồng xa. Do ảnh hưởng của những quan niệm phong kiến, người phụ nữ lúc bấy giờ chưa được quyền bình đẳng, phải hứng chịu những đau đớn trong cuộc đời. Việc lấy chồng là việc hệ trọng của đời người nhưng người phụ nữ thời đó phải chấp nhận cảnh cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, thậm chí phải lấy chồng lấy vợ từ khi lên năm lên ba. Sống trong nhà chồng người con gái đi lấy chồng xa thường phải chịu nhiều nỗi tủi hờn, đau khổ. Những lúc tủi phận, những lúc nhớ nhà nàng chỉ còn biết thui thủi ôm nỗi buồn mà “trông về quê mẹ”.

Câu ca dao diễn tả tâm trạng người phụ nữ vào buổi chiều. Đó là thời điểm cuối ngày thường gợi nhiều suy nghĩ và thường gợi những nỗi buồn vương vất. Dân gian dùng từ láy Chiều chiều cho ta biết rằng không phải một buổi chiều mà chiều nào cũng vậy, khi thời gian bước vào cái giây khắc của ngày tàn, người phụ nữ lại “đứng ra ngõ sau” để “trông về quê mẹ” mà “ruột đau chín chiều”. Bước vào chiều tà không gian đã nhập nhoạng tối, người phụ nữ lại chọn địa điểm “ngõ sau” rất kín đáo để tự mình đối diện với lòng mình.

“Ngõ sau” chẳng những gợi đến thân phận hèn mọn của phận dâu tôi mà kết hợp với thời gian chiều tối nó còn tạo ra một góc riêng cho người phụ nữ tội nghiệp ấy: một cái góc vừa tối vừa hẹp. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa. Nàng lặng lẽ “Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Nhắc đến “mẹ” là nhắc đến điểm tựa tâm hồn của người con. Nhắc đến “quê mẹ” là nhắc đến những yêu thương, những đồng cảm, những sẻ chia làm ấm lòng người. Đặc biệt, từ “trông” không chỉ có nghĩa là nhìn mà còn có ý nghĩa là trông ngóng. Người phụ nữ “trông về quê mẹ” còn là đang khao khát những tình cảm ấm nồng, còn đang mong ngóng ngày trở về quê mẹ với những người thân yêu nhất của mình. Trong hoàn cảnh bèo dạt mây trôi nơi đất khách quê người, nàng trông về nơi ấy mà ruột đau chín chiều. Chín chiều là “chín bề”, là “nhiều bề”. Nỗi đau “chín chiều” là nỗi đau quặn thắt không nói nên lời, nó âm ỉ, nó dai dẳng làm mòn làm héo con người. Cách sử dụng từ ngữ có kết cấu vòng tròn đối xứng chiều chiều – chín chiều đã góp phần gợi tả bi kịch đời người phụ nữ: họ chẳng bao giờ thoát khỏi cái vòng trong khổ đau định mệnh. Tình cảnh và tâm trạng của người phụ nữ ấy vì thế mà càng nặng nề, đau xót hơn.

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau…” là bài ca dao có sức lay động những miền thương miền nhớ dù là sâu kín nhất của con người. Và vì thế, bài ca dao mang trong mình một tinh thần nhân đạo sâu sắc.

Chỉ có hai câu thơ ngắn gọn nhưng chất chứa nhiều ý nghĩa sâu xa, câu ca dao đã lột tả được hết tâm trạng của người phụ nữ khi phải đi lấy chồng xa, tủi phận cô đơn, nhớ quê nhà, nhớ mẹ, bởi ở nơi đó không có chỗ nào là chỗ dựa cho người con gái bất hạnh ấy. Câu ca dao như một lời tố cáo cái xã hội phong kiến thối nát, đẩy người phụ nữ mềm yếu xuống bước đường cùng của cuộc sống.

Nguồn

Lê Phương Thanh
7 tháng 7 2017 lúc 14:53

Bất cứ người con gái nào rồi cũng sẽ lớn, cũng sẽ trưởng thành và điều tất nhiên là phải rời xa mẹ về nhà chồng. Nổi buồn tủi của người con gái phải rời xa mẹ, xa quê hương ấy như được thể hiện rõ nét qua câu ca dao : "chiều chiều ra đứng ngõ sau
trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"
Ôi! Sự ly biệt. Cách mà không xa. Không phải là cái khoảng cách vật lý, cái khoảng trống của không gian mà chính là sự xa cách tâm lý. Những tình cảm, những kỷ niệm đã được hình thành hàng chục năm, và rồi bỗng nhiên một ngày mà hầu như mọi người đều vui, một ngày mà các quyển sách bói toán đều cho là tốt là cát lợi,… một sự xa cách tiền định giáng xuống mà thân phận người con gái trước sau gì phải lãnh nhận. Cam chịu vì định kiến cay nghiệt của xã hội, cam chịu vì hủ tục xưa bày nay làm, vì lễ nghi phong tục… nhưng cao cả nhất là sự hy sinh vì tình yêu, vì thiên chức mà tạo hoá đã giao phó.
Nhưng tạo hoá rất công bằng, đã ban cho người nữ thiên chức, ắt phải lấy đi rất nhiều thứ, để rồi: “Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.” Người con gái khi về nhà chồng làm dâu, rồi làm mẹ và từ lúc được làm mẹ cũng là lúc cảm được thân phận người mẹ. Hình ảnh một người chiều chiều đứng ngõ sau rồi ngó về quê mẹ và cũng chính là quê mình, cứ thế hình ảnh đó tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác tạo nên những miền quê mẹ chập chùng nối nhau và mờ dần phía chiều rơi để rồi cõi lòng quặn thắt một nỗi đau, nỗi đau khi nghĩ đến mẹ già, nỗi niềm của chính mình và nỗi đau từ nghìn trùng níu nhau hiện về của bóng hình những người mẹ từ trong quá khứ xa xăm,… hay giữa hiện tại trơ trụi và rồi sẽ đến niềm đau của những đứa con gái thơ dại đã và sẽ ra đời trong tương lai. Nỗi lòng của mẹ rất lớn và chỉ có những người mẹ mới cảm thông nhau, và chiều chiều phải đành ra đứng ngõ sau, cái ngõ che dấu nỗi niềm cô quạnh, u uẩn của phận con dâu hay ngõ hướng vào nội tâm để được ngó về quê mẹ một cách âm thầm trong nỗi rối bời ruột gan. Nhưng rồi tạo hoá lại động lòng trắc ẩn khi thấy người mẹ đau đớn, tan dần giữa đại dương mênh mông, nên đã ban cho phái nữ một tình thương mẫu tử, tình thương cao cả và tuyệt đối giữa thế gian này. Chỉ có người mẹ mới có cái quyền thiêng liêng của tạo hoá, quyền cho mỗi chúng ta “mang nặng kiếp người”, một kiếp người vượt trên mọi dự tưởng. Đúng vậy, kiếp người rất nặng và buồn lắm, buồn như câu ca dao mà người mẹ đã gửi gắm những tình cảm bao la, sâu kín, dập dìu trên vành nôi. “Chiều chiều” là khoảng thời gian u hoài, gợi cảm. Những khoảng khắc ánh mặt trời dần khuất sau rặng núi, để lại một màu chiều ảm đạm, thu lại thế giới quan mỗi người, khiến mẹ chìm trong thăm thẳm cõi hồn cô liêu. Và “chín chiều” phải chăng là những chiều kích của không gian? Hay là chiều của nội tâm, là nỗi niềm của lòng mẹ, mẹ không còn nơi trú ngụ mối sầu lữ thứ, nơi để gửi gắm nỗi đau thắt ruột khi nhớ về quê ngoại. Quan niệm từ xa xưa số chín biểu tượng sự cao cả nhất và nỗi đau khi nghĩ đến mẹ là nỗi khổ đau lớn nhất của đời người. Hay có thể số chín là tượng trưng cho chín vía của phái nữ. Hoặc một ý nghĩa khác “ruột đau chín chiều” là nỗi đau chín muồi, nỗi quặn thắt trong thăm thẳm phận người con gái.
“Đau quá mẹ ơi!” là tiếng kêu vang của con trẻ khi bị ăn đòn hay “Mẹ ơi!”, tiếng gọi thiêng liêng bộc phát ra từ tâm tưởng của những người bị trọng thương nơi núi rừng heo hút đã níu về những hình ảnh âu yếm của mẹ hiền, hình ảnh mẹ ôm ấp con trong vòng tay ấm áp đã xoa dịu nỗi đau, xoá nhoà cơn hãi hùng khi đối diện với nỗi cô độc của kiếp người rồi con sẽ ngất lịm trong cơn mê man mà ngỡ như có bàn tay âm ấm của mẹ đang vỗ về.
Trong những thế kỷ gần đây đã xuất hiện rất nhiều bà mẹ quê anh hùng và rất nhiều người mẹ vô danh khác đang âm thầm cam chịu những mất mác quá lớn lao qua những cuộc chiến trên đất Việt. Hình ảnh người mẹ cao cả xuất hiện từ những linh thoại xa xưa và đã khắc ghi vào sử sách của nước Việt tạo nên “huyền thoại mẹ”. Những người mẹ làm nên huyền sử lẫy lừng, nhưng mẹ vẫn sống trong nỗi niềm thầm lặng, sâu kín, bởi tình thương bao la của mẹ không có ngôn từ nào diễn tả trọn vẹn và nỗi niềm của mẹ mãi mãi còn ngân vọng trong âm hưởng bất tận của lời ca dao trầm buồn t

Kirigaya Kazuto
7 tháng 7 2017 lúc 17:40

Người phụ nữ xưa phải chịu rất nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Họ không có quyền quyết định cho cuộc sống của mình mà phải phụ thuộc vào người chồng người cha. Có rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về thân phận người phụ nữ lúc bấy giờ, trong đó nổi bật là câu ca dao:

"Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều."

Câu ca dao là lời giãi bày tâm sự của một người phụ nữ vì hoàn cảnh mà phải lấy chồng xa. Do ảnh hưởng của những quan niệm phong kiến, người phụ nữ lúc bấy giờ chưa được quyền bình đẳng, phải hứng chịu những đau đớn trong cuộc đời. Việc lấy chồng là việc hệ trọng của đời người nhưng người phụ nữ thời đó phải chấp nhận cảnh cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, thậm chí phải lấy chồng lấy vợ từ khi lên năm lên ba. Sống trong nhà chồng người con gái đi lấy chồng xa thường phải chịu nhiều nỗi tủi hờn, đau khổ. Những lúc tủi phận, những lúc nhớ nhà nàng chỉ còn biết thui thủi ôm nỗi buồn mà “trông về quê mẹ”.

Câu ca dao diễn tả tâm trạng người phụ nữ vào buổi chiều. Đó là thời điểm cuối ngày thường gợi nhiều suy nghĩ và thường gợi những nỗi buồn vương vất. Dân gian dùng từ láy Chiều chiều cho ta biết rằng không phải một buổi chiều mà chiều nào cũng vậy, khi thời gian bước vào cái giây khắc của ngày tàn, người phụ nữ lại “đứng ra ngõ sau” để “trông về quê mẹ” mà “ruột đau chín chiều”. Bước vào chiều tà không gian đã nhập nhoạng tối, người phụ nữ lại chọn địa điểm “ngõ sau” rất kín đáo để tự mình đối diện với lòng mình.

“Ngõ sau” chẳng những gợi đến thân phận hèn mọn của phận dâu tôi mà kết hợp với thời gian chiều tối nó còn tạo ra một góc riêng cho người phụ nữ tội nghiệp ấy: một cái góc vừa tối vừa hẹp. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa. Nàng lặng lẽ “Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Nhắc đến “mẹ” là nhắc đến điểm tựa tâm hồn của người con. Nhắc đến “quê mẹ” là nhắc đến những yêu thương, những đồng cảm, những sẻ chia làm ấm lòng người. Đặc biệt, từ “trông” không chỉ có nghĩa là nhìn mà còn có ý nghĩa là trông ngóng. Người phụ nữ “trông về quê mẹ” còn là đang khao khát những tình cảm ấm nồng, còn đang mong ngóng ngày trở về quê mẹ với những người thân yêu nhất của mình. Trong hoàn cảnh bèo dạt mây trôi nơi đất khách quê người, nàng trông về nơi ấy mà ruột đau chín chiều. Chín chiều là “chín bề”, là “nhiều bề”. Nỗi đau “chín chiều” là nỗi đau quặn thắt không nói nên lời, nó âm ỉ, nó dai dẳng làm mòn làm héo con người. Cách sử dụng từ ngữ có kết cấu vòng tròn đối xứng chiều chiều – chín chiều đã góp phần gợi tả bi kịch đời người phụ nữ: họ chẳng bao giờ thoát khỏi cái vòng trong khổ đau định mệnh. Tình cảnh và tâm trạng của người phụ nữ ấy vì thế mà càng nặng nề, đau xót hơn.

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau…” là bài ca dao có sức lay động những miền thương miền nhớ dù là sâu kín nhất của con người. Và vì thế, bài ca dao mang trong mình một tinh thần nhân đạo sâu sắc.

Chỉ có hai câu thơ ngắn gọn nhưng chất chứa nhiều ý nghĩa sâu xa, câu ca dao đã lột tả được hết tâm trạng của người phụ nữ khi phải đi lấy chồng xa, tủi phận cô đơn, nhớ quê nhà, nhớ mẹ, bởi ở nơi đó không có chỗ nào là chỗ dựa cho người con gái bất hạnh ấy. Câu ca dao như một lời tố cáo cái xã hội phong kiến thối nát, đẩy người phụ nữ mềm yếu xuống bước đường cùng của cuộc sống.

Chúc bạn học tốt !!! hihi

Nguyễn Thị Ngọc Bảo
8 tháng 7 2017 lúc 8:39

Gia đình là chiếc nôi đằm thắm ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn. Ông bà, cha mẹ, anh em sống quây quần bên nhau trong tình yêu thương vô bờ bến. Tình cảm ấy được hun đúc và truyền lại cho nhau từ đời này sang đời khác qua những câu ca dao đằm thắm ngọt ngào. Công cha, nghĩa mẹ, tình yêu thương anh chị em, tình yêu nam nữ, vợ chồng... Sống với ta như những kỷ niệm đẹp không bao giờ quên. Một ví dụ về tình yêu thương, nỗi nhớ của người con gái với mẹ già làm ta cảm động.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

Ca dao cổ truyền có nhiều câu mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều:

Chiều chiều xách giỏ hái rau

Chiều chiều ra đứng bờ sông...

Chiều chiều là giai diệu nhè nhẹ, buồn thương. Điệu tâm hồn biểu hiện trong câu ca dao vô cùng đặc sắc, nó quyện vào tâm hồn người đọc, người nghe.

Câu thơ thứ nhất vừa có tính thời gian (chiều chiều) vừa có tính không gian (ngõ sau, quê mẹ). Buổi chiều tà, lúc hoàng hôn buông xuống, ngày sắp tàn vũ trụ sắp đi vào cõi hư vô. Đây là những khoảng thời gian gợi nhớ, gợi sầu cho những kẻ tha hương. Nguyễn Du đã từng nhắc đến trong Truyện Kiều: Song xa vò võ phương trời - Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng hay Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Huy Cận). Trong bài ca dao trên cũng nói đến buổi chiều. Thời gian cứ lặp đi lặp lại ngõ sau chứ không phải là ngõ trước? Ngõ sau mới trông ra cánh đồng hắt hiu vắng vẻ, phải là chiều chiều khi cơm nước xong xuôi thì mới quạnh hiu. Sự lặp đi lặp lại âm thanh ấy cũng chính là sự lặp lại một hành động (ra đứng ngõ sau trông về quê mẹ) của một tâm trạng. Nghĩ về quê hương là nghĩ về mẹ, bóng hình mẹ đã tạc vào hình bóng quê hương. Nhân vật trữ tình trong câu ca dao không được giới thiệu chi tiết cụ thể. Nhưng ta vẫn thấy hiện lên hình ảnh cô gái xa quê, nhớ quê, nhớ gia đình... (đi lấy chồng xa?). Chắc là nhớ lắm, nhớ quá nên cứ chiều chiều và chiều nào cũng vậy cô ra ngõ sau ngậm ngùi ngóng về quê mẹ.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Càng trông về quê mẹ càng lẻ loi, cô đơn nơi quê người, nỗi thương nhớ da diết không nguôi:

Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

Quê mẹ sau luỹ tre xanh. Nơi cô gái sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của gia đình, làng xóm. Biết bao kỷ niệm buồn vui cùng gia đình bè bạn. Nơi mà chiều chiều chăn trâu cắt cỏ, có dòng sông nhỏ uốn quanh, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có bà con chất phác hiền lành lam lũ sớm hôm. Nơi ấy mẹ cha tần tảo sớm khuya nuôi con khôn lớn. Nếu như theo phong tục xưa Gái thập tam nam thập lục thì cô gái đi lấy chồng từ thuở mười ba. Mười ba năm ấy sống bên mẹ hiền cô vẫn chỉ là đứa con bé bỏng được yêu chiều trong vòng tay của mẹ. Vậy mà giờ nơi quê người đất khách lòng cô lại chẳng xót xa, thương nhớ. Giờ này sau luỹ tre xanh mẹ già. với mái tóc bạc phơ tựa cửa ngóng đứa con xa. Sao mẹ ơi mẹ chẳng:

Có con thì gả chồng gần

Có bát canh cần nó cũng đem cho.

Vậy là chỉ đến khi không được sống trong sự nuông chiều của cha và sự săn sóc yêu thương của mẹ, khi những hạnh phúc trìu mến ấy mất rồi người con mới thấm thía hết sự ngọt ngào khi bên mẹ.

Ca dao nói ít mà gợi nhiều. Chỉ hai từ quê mẹ mà gợi ra cho người đọc một trường liên tưởng vô cùng lớn. Người con xa quê trông về quê mẹ mà lòng day dứt khôn nguôi. Bốn tiếng ruột đau chín chiều diễn tả nỗi nhớ da diết đó. Tục ngữ, thành ngữ có chín nhớ mười thương thì ca dao có ruột đau chín chiều buổi chiều nào cũng nhớ về quê mẹ, trông hướng nào cũng thấy tê tái, xót xa. Càng nhớ, người con lại càng thương, nỗi buồn cứ như vậy tăng lên gấp bội. Dường như nỗi nhớ ấy, sự cô đơn ấy không có giới hạn, có lẽ trong những lúc như vậy đứa con xa mơ ước nhiều lắm.

Ước gì giờ đây đang nằm trong vòng tay âu yếm của mẹ, để tận hưởng cái giây phút mơn man khắp da thịt trong đôi bàn tay dịu hiền, muốn ngồi bên mẹ để trò chuyện, tâm sự để đếm từng sợi tóc pha sương theo tháng ngày. Bỗng xa xa, khoan nhặt tiếng chim kêu chiều:

Vẳng nghe chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau

Bài ca dao là tình cảm mẹ con, tình cảm quê hương và gia đình sâu sắc trong tâm hồn mỗi chúng ta. Tình thương nỗi nhớ gắn liền với tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con gái xa quê đối với mẹ già. Giọng điệu tâm tình sâu lắng, lời thơ êm ái nhẹ nhàng gợi lên trong lòng người đọc bao liên tưởng về tình cảm mẹ con, gia đình, những kỷ niệm yêu dấu tuổi thơ. Làm sao chúng ta có thể quên được bài ca dao trữ tình đằm thắm như vậy .

Chúc bạn học tốt!!!ok


Các câu hỏi tương tự
Vu Thi Huyen
Xem chi tiết
nguyễn thị thúy
Xem chi tiết
Anh Kiyomi
Xem chi tiết
Khoi My Tran
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Phạm Minh Tiến
Xem chi tiết
Dương Huyền Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết