Tham khảo náh
Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay, ánh trăng ko chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế có những lúc ánh còn trở thành người bạn trhi kỉ. để mỗi có thể chia sẻ buồn vui, có lúc trăng như dòng suôí mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng. bác Hồ của chúng ta sau những giờ phút vất vả cũng tìm đến trăng để tạm quên đi những vất vả. Biết bao nhiêu công việc bề bộn. Thế nhưng khi đọc bài thơ Cảnh Khuya của Bác, ta vẫn thấy hiên lên một bức tranh thiên nhiên đẹp.Bài thơ cho em hiuể rõ hơn về bác, đó là một con người ko chỉ có tình yêu đối với nhân loại mà còn có một tình yêu sâu đậm với thiên nhiên. Bài thơ hiện lên như một bức tranh:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ đầu:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa.
Đọc hai câu thơ này ta cảm nhận được một không gian tĩnh lặng, đó là vào một đêm khuya trong khu rừng của chiến khu Việt Bắc, nơi đang diễn ra một cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt của quân và dân ta trong 9 năm chống quân Pháp xâm lược. Giữa bề bộn công việc ấy,Bác Hồ của chúng ta vẫn dành một khoảng thời gian để tìm đến với thiên nhiên hiện lên như một bức tranh phong cảnh thật đẹp. Ta có thể thấy tất cả như đang chìm đắm say sưa trong khung cảnh thiên nhiên của đất trời. Cảnh vật như ngừng lặng, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy rì rầm và nghe văng vẳng như tiếng hát cất lên nhẹ nhàng trong trẻo, lan toả, ngân vang khắp núi rừng. Đặc biệt là âm thanh càng trở nên nhẹ nhàng, ngân vang khi nó được cất lên dưới ánh trăng vàng. Ánh trăng sang chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bong trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cậy cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Hình ảnh trăng lồng hoa này khiến ta gợi nhớ đến câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm Khúc:
Hoa giãi nguyệt,nguyệt in một tấm,
Nguỵêt lồng hoa, hoa thắm từng bong
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Thế nhưng bức tranh của thơ xưa đọc lên ta thấy đượm buồn và ko thể hiện đc rõ nét vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo của thiên nhiên. Và có một sự khác biệt nữa là bức tranh của Bác Hồ có sức sống hơn hơn khi giữa khung cảnh đó ta còn nghe tiếng suối chảy như tiếng hát xa vọng lại. Tiếng hát khiến cho không gian của đêm khuya vắng lặng như chợt tỉnh, ở đây Bác Hồ đã sử dụng nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối để gợi tả sự yên tĩnh, vắng lặng của đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Đọc câu thơ ta nghe văng vẳng như âm vang của tiếng suối chảy ở Côn Sơn mà sáu chăm năm về trước Nguyễn Traĩ đã từng nghe thấy:
Côn sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Chỉ có 2 câu thơ ngắn gọn nhưng khi đọc lên chúng ta như thấy hiện ra 1 bức tranh tuyệt đẹp. Ở đó có dòng suối chảy, hơn thế còn có cả tiếng suối chảy róc rách. Và tất cả như đang ẩn hiện dưới bong’ cây loang loáng ánh trăng. Ánh trăng trong veo, vàng dịu toả khắp cánh rừng tạo nên 1 khung cảnh đẹp, lung linh huyền bí. Bài thơ gồm 4 câu thơ vậy mà Bác đã dành 1 nửa để miêu tả thiên nhiên, nên mới đọc qua ta tưởng Bác đang thả tất cả tâm hồn của mình với thiên nhiên và ta có cảm giác như vẻ đẹp thiên nhiên khiến tâm hồn Bác thật sự thanh thản, tạo quên đi những khó khăn vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt. Nhưng chúng ta thấy nếu ở 2 câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về thiên nhiên thỳ đến 2 câu thơ cuối ta chợt nhận thấy đó là 1 tâm hồn đang trằn trọc “chưa ngủ” vì 1 lẽ rất cao cả “lo nỗi nước nhà”:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Hai câu thơ cuối gíup ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ.Đồng thời ta cũng có thể thấy Bác Hhồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất vả mà hàng giò hàng phút Bác phải chăng chở suy tư. Từ đây ta nhân thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên.Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nứơc thanh bình, để ngày ngày con người đc sống tự do, hạnh phúc. Dương như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nứơc mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng?Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước.Vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả.Đối với trẻ thơ Bác HỒ cũng luôn dành tình yêu thương nhất:
Trung Thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đông.
Sự hi sinh của Bác đã đc đền đáp, đất nước chúng ta đẫ thanh bình,tự do, hạnh phúc.Chúng ta có thể thả sức ngắm trăng và dưới ánh trăng lung linh huyền ảo ấy ta vẫn như thấy đâu đây hình ảnh Bác ung dung,thanh thản,mỉm cười dưới ánh trăng.
Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.
Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.
“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.
Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.
Cảm nghĩ về bài “Cảnh Khuya” của Hồ Chí Minh
Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay, ánh trăng ko chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế có những lúc ánh còn trở thành người bạn trhi kỉ. để mỗi có thể chia sẻ buồn vui, có lúc trăng như dòng suôí mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng. bác Hồ của chúng ta sau những giờ phút vất vả cũng tìm đến trăng để tạm quên đi những vất vả. Biết bao nhiêu công việc bề bộn. Thế nhưng khi đọc bài thơ Cảnh Khuya của Bác, ta vẫn thấy hiên lên một bức tranh thiên nhiên đẹp.Bài thơ cho em hiuể rõ hơn về bác, đó là một con người ko chỉ có tình yêu đối với nhân loại mà còn có một tình yêu sâu đậm với thiên nhiên. Bài thơ hiện lên như một bức tranh:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ đầu:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa.
Đọc hai câu thơ này ta cảm nhận được một không gian tĩnh lặng, đó là vào một đêm khuya trong khu rừng của chiến khu Việt Bắc, nơi đang diễn ra một cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt của quân và dân ta trong 9 năm chống quân Pháp xâm lược. Giữa bề bộn công việc ấy,Bác Hồ của chúng ta vẫn dành một khoảng thời gian để tìm đến với thiên nhiên hiện lên như một bức tranh phong cảnh thật đẹp. Ta có thể thấy tất cả như đang chìm đắm say sưa trong khung cảnh thiên nhiên của đất trời. Cảnh vật như ngừng lặng, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy rì rầm và nghe văng vẳng như tiếng hát cất lên nhẹ nhàng trong trẻo, lan toả, ngân vang khắp núi rừng. Đặc biệt là âm thanh càng trở nên nhẹ nhàng, ngân vang khi nó được cất lên dưới ánh trăng vàng. Ánh trăng sang chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bong trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cậy cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Hình ảnh trăng lồng hoa này khiến ta gợi nhớ đến câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm Khúc:
Hoa giãi nguyệt,nguyệt in một tấm,
Nguỵêt lồng hoa, hoa thắm từng bong
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Thế nhưng bức tranh của thơ xưa đọc lên ta thấy đượm buồn và ko thể hiện đc rõ nét vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo của thiên nhiên. Và có một sự khác biệt nữa là bức tranh của Bác Hồ có sức sống hơn hơn khi giữa khung cảnh đó ta còn nghe tiếng suối chảy như tiếng hát xa vọng lại. Tiếng hát khiến cho không gian của đêm khuya vắng lặng như chợt tỉnh, ở đây Bác Hồ đã sử dụng nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối để gợi tả sự yên tĩnh, vắng lặng của đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Đọc câu thơ ta nghe văng vẳng như âm vang của tiếng suối chảy ở Côn Sơn mà sáu chăm năm về trước Nguyễn Traĩ đã từng nghe thấy:
Côn sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Chỉ có 2 câu thơ ngắn gọn nhưng khi đọc lên chúng ta như thấy hiện ra 1 bức tranh tuyệt đẹp. Ở đó có dòng suối chảy, hơn thế còn có cả tiếng suối chảy róc rách. Và tất cả như đang ẩn hiện dưới bong’ cây loang loáng ánh trăng. Ánh trăng trong veo, vàng dịu toả khắp cánh rừng tạo nên 1 khung cảnh đẹp, lung linh huyền bí. Bài thơ gồm 4 câu thơ vậy mà Bác đã dành 1 nửa để miêu tả thiên nhiên, nên mới đọc qua ta tưởng Bác đang thả tất cả tâm hồn của mình với thiên nhiên và ta có cảm giác như vẻ đẹp thiên nhiên khiến tâm hồn Bác thật sự thanh thản, tạo quên đi những khó khăn vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt. Nhưng chúng ta thấy nếu ở 2 câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về thiên nhiên thỳ đến 2 câu thơ cuối ta chợt nhận thấy đó là 1 tâm hồn đang trằn trọc “chưa ngủ” vì 1 lẽ rất cao cả “lo nỗi nước nhà”:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Hai câu thơ cuối gíup ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của thi nhân, của vị lãnh tụ.Đồng thời ta cũng có thể thấy Bác Hhồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất vả mà hàng giò hàng phút Bác phải chăng chở suy tư. Từ đây ta nhân thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên.Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nứơc thanh bình, để ngày ngày con người đc sống tự do, hạnh phúc. Dương như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nứơc mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng?Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước.Vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả.Đối với trẻ thơ Bác HỒ cũng luôn dành tình yêu thương nhất:
Trung Thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đông.
Sự hi sinh của Bác đã đc đền đáp, đất nước chúng ta đẫ thanh bình,tự do, hạnh phúc.Chúng ta có thể thả sức ngắm trăng và dưới ánh trăng lung linh huyền ảo ấy ta vẫn như thấy đâu đây hình ảnh Bác ung dung,thanh thản,mỉm cười dưới ánh trăng.