Gọi p , e, n lần lượt là số proton , electron , nuetron của nguyên tử Y
trong đó p = e (nguyên tử trung hòa về điện )
ta có : p + e + n = 10
<=> p + p + n = 10 ( ở trên anh có ghi p = e nhé nên thay vào )
<=> 2p + n = 10 (I)
Vì số nuetron và proton hơn kém nhau là 1 nên có 2 th xảy ra
TH1 : số p hơn số n là 1
Hay ta có : p = n +1
<=> p - n = 1 (II)
Giair hệ phương trình (I) và (II) ta được :
p = 11/3 (loại)
n = 8/3 (loại)
(học hóa hãy nhớ kĩ 1 điều rằng : số hạt của nguyên tử luôn xác định , không bao giờ là số hữu tỉ , thập phân, nó phải thuộc N* )
Do đó loại TH1
TH2 : số n hơn số p là 1
Hay n = p + 1
<=> -p + n = 1 (III)
Giair hệ pt (I) và (III) ta được :
p = 3 (nhận) => e = p = 3 (hạt )
n = 4 (nhận)
(như anh đã nói ở th1 , số hạt của nguyên tử phải thuộc N*, th này giải ra p và n là những số thỏa mãn điều đó)
Vậy số hạt proton trong Y là 3
số hạt electron trong Y là 3
số hạt nuetron trong Y là 4
(EM KO HIỂU CHỖ NÀO NHỚ CMT NHÉ)