Biết rằng chiếc lá tường xuân kỳ diệu đã thắp sáng trở lại niềm tin của mình vào cuộc sống ko phải chiếc lá thật của cây thường xuân già cằn cỗi trong mùa lá rụng mà dó là bức tranh do cụ Bơ-men vẽ .Cụ đã trả giá cho việc này bằng cả mạng sống của mình cho nên cô bé GiÔn-xi vô cùng xúc động.Hãy thay lời GiÔn-xi nói lên sự việc này
Đêm hôm ấy, mưa gió dữ dội. Tôi nghe ngoài trời từng đợt lá rào rạt rơi. Tôi biết, ngoài kia, chiếc lá thường xuân cuối cùng sắp rụng. Tôi chỉ chờ đến ngày mai nhìn thân cây trơ trụi để trút hơi thở cuối cùng.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy thấy chị Xiu vẫn ngủ gục trên bàn: tối qua có lẽ chị đã thức khuya lắm để chăm tôi. Tôi chăm chú nhìn gương mặt hốc hác, xanh xao của chị mà thấy thương chị vô cùng. Bất giác, tôi xót xa mong chờ giây phút chiếc lá cuối cùng rời cành để khỏi làm phiền những người xung quanh. Chị Xiu thức dậy, lại gần hỏi xem tôi có cần gì không. Tôi không nhìn Xiu, lạnh lùng bảo chị kéo tấm rèm lên. Xiu uể oải, chán chường và lo lắng căng thẳng miễn cưỡng kéo tấm rèm lên. Ô kìa! Ngoài kia một chiếc lá thường xuân vẫn còn đó! Chiếc lá kiên trung bám vào thân cây bò trên tường. Chiếc lá còn xanh, chỉ rìa lá thì đã ngả vàng. Trận mưa giông dữ dội đêm qua không làm chiếc lá mất đi thì tại sao tôi lại vội rời bỏ cuộc sống tươi đẹp? Rời bỏ ước mơ trở thành họa sĩ? Rời bỏ Xiu yêu quý của tôi? Tôi nhìn sang Xiu, chị cũng đang kinh ngạc trân trân nhìn chiếc lá. Tôi vui vẻ bảo chị lấy tôi chút chút rượu nhẹ. Xiu sung sướng rời khỏi phòng.
Dần dần, tồi thấy tinh thần phấn chấn hơn. Người thấy mạnh mẽ dần lên. Bác sĩ vào thăm bệnh cho tôi cũng thấy vui vẻ hẳn. Một buổi sáng, trong lúc chờ Xiu đi lấy thuốc, tôi khẽ lấy cuộn len và chiếc que đan để thử làm chút gì sau thời gian dài nằm giường bệnh. Lát sau, Xiu vào phòng, tôi thấy gương mặt Xiu vô cùng xúc động. Chị bước tới giường, nhìn sâu vào mắt tôi:
- Con mèo con của chị...! Cụ Bơ-men đã mất rồi. Mất vì bệnh viêm phổi. Vào cái đêm mưa gió hãi hùng hôm trước, người ta tìm thấy cụ khi người cụ đã ướt mềm. Sau đêm ấy, cụ nằm liệt giường và vừa mất sáng nay. Dưới chân tường trước cửa sổ phòng chị em mình - Xiu hướng ánh mắt đến chiếc lá thường xuân bất động - người ta thấy rơi vãi những chiếc bút vẽ, những bảng màu... Giôn-xi! Có bao giờ em thắc mắc tại sao không bao giờ em thấy chiếc lá cuối cùng rung động...? Cụ Bơ-men đã vẽ nó vào cái đêm tất cả những chiếc lá khác rời cành.
Nói rồi Xiu khóc nức nở. Tôi trân trân nhìn chiếc lá cuối cùng.. Lòng trào lên niềm một xúc động vô cùng
Giờ đây, tôi đã là một hoạ sĩ có tên tuổi. Dưới mỗi bức vẽ của mình tôi đều kí tên Bơ-men. Hàng năm, vào ngày giỗ của cụ, tôi vẫn trở về khu nhà trọ xưa viếng mộ cụ. Kỉ niệm về cụ và chiếc lá cuối cùng tôi vẫn còn lưu giữ trọn vẹn trong tim. Tôi đã nhiều lần thử vẽ lại chiếc lá ấy nhưng lần nào cũng đành bất lực ngồi trước mảnh vải trắng trơn. Tôi biết, chỉ có lao động nghệ thuật hết mình tôi mới có thể đền đáp sự hi sinh vĩ đại của người hoạ sĩ già đáng kính ấy.
O hen -ri là một nhà văn Mĩ rất thành công với thể loại truyện ngắn.các câu chuyện của ông thường đề cập đến cuộc sống hằng ngày của những con người thuộc tầng lớp bình dân trên đất Mĩ.Tuy nhẹ nhàng,nhưng chúng luôn gây cho người đọc sự xúc động sâu sắc với những ý nghĩa nhân đạo cao cả.Từ truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng-một tác phẩm đặc sắc,ta có thể thấy được phần nào tài năng của nhà văn.Một chiếc lá vô cùng nhỏ bé và rất đỗi mộc mạc bước vào truyện của O Hen-ri đã trở thành nơi đúc kết cảm xúc,hoài bão,khát vọng..của mỗi người trong cuộc sống.
Chiếc lá cuối cùng là bức tranh phác họa một cách chân thực và sống động cuộc đời của những họa sĩ nghèo nước Mĩ.Xiu và Giôn-xi – hai cô gái còn rất trẻ rời bỏ quê hương,người thì ở miền Nam nước Mĩ xa xôi,quanh năm nắng gắt ,người lại ở vùng Bắc lạnh giá vô cùng để đến Oa-sinh-tơn với hi vọng về cuộc sống mới xán lạn hơn! Nhưng không phải trời lúc nào cũng chiều lòng người.Với hai bàn tay trắng,cùng với cái giá vẽ cũ kĩ,vài tờ giấy,hộp bút màu,các cô vẫn hằng ngày lao động cật lực trong các công viên,ở các quảng trường,nhà ga,bến xe lửa,..Nghèo vẫn hoàn nghèo! Chỉ có tình cảm giữa họ thì ngày một giàu thêm.
Bỗng một ngày,số phận như muốn đùa giỡn với hai cô gái trẻ.Giôn-xi đột ngột đổ bệnh sưng phổi.Là một cô gái yếu đuối,lại được sinh ra ở vùng đất có khí hậu nhiệt đới,Giôn-xi khó lòng đủ sức chống lại bệnh tật. Hơn nữa, sự nghèo túng càng khiến cô không muốn sống.Suốt ngày nằm bẹp trên giường,trong căn phòng tối tăm,chật hẹp, chỉ duy nhất nguồn ánh sáng của mặt trời chiếu rọi,Giôn-xi chỉ biết hằng ngày ngắm nhìn cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ.Cuối thu đầu đông,lá bắt đầu rụng dần, cành cây trở nên thưa thớt, trơ trọi,cây như bị tước mất sức sống mãnh liệt tiềm tàng.Cô gái bé nhỏ ngắm nhìn cây,lá và thời tiết bất thường rồi lại suy nghĩ về số phận của mình.Chúng cũng như cô đang ngày một chết dần,chết mòn,héo hắt. Mong ước ngày nào đã nguội lạnh,thay vào đó là tư thế sẵn sàng đón nhận một sự ra đi tự nguyện.Cô tự phó mặc cuộc đời mình cho những chiếc lá.Lá càng rụng nhiều thì quãng thời gian còn lại của cô trên cõi đời này càng ngắn dần.Cô chỉ chờ đến khi nào chiếc lá thường xuân cuối cùng chạm đất thì cô cũng xuôi tay về với Chúa.Giôn-xi tuyệt vọng đến nỗi ngay ngay cả khi chiếc lá cuối cùng vẫn dũng cảm treo mình trên cành cây thì cô vẫn tin chắc rằng nó sẽ rụng và cô sẽ chết.Chiếc lá vừa là nỗi tuyệt vọng,vừa là niềm hi vọng nhỏ nhoi cuối cùng níu giữ Giôn-xi với cuộc sống.
Tình cảnh của cô khiến những người bạn của cô đau đớn vô cùng.Người đầu tiên là Xiu, cô đã khóc ” đến ướt đẫm cả một chiếc khăn giấy Nhật Bản”. Tuy không phải là máu mủ ruột rà,nhưng Xiu vẫn miệt mài ngày đêm kiếm từng đồng từng hào mua thuốc,chạy chữa cho bạn… Biết được tâm trạng của người bạn gái,cô đã nói như van nài:
” Em thân yêu!” Xiu nói,cúi gương mặt hốc hác gần xuống gối, ” Em hãy nghĩ đến chị,chị sẽ làm gì đây?”
Lời nói đầy nước mắt là biểu hiện của một tình cảm bạn bè cao quý khôn cùng.
Giôn-xi vẫn đòi kéo mành lên mà Xiu không ngăn cản nổi.Mặc dù không mở cửa thì không có ánh sáng để chăm sóc bạn,để vẽ minh họa lấy tiền mua thuốc và thức ăn cho người bạn thoát khỏi lưỡi hái tử thần..mà mở cửa thì hình ảnh của cái chết ám ảnh bạn mình. Xiu hi vọng chiếc lá đừng rụng vì nó còn ngày nào trên cành là ngày đó bạn cô còn mong manh chút hi vọng nhỏ nhoi.
Ngày qua ngày, Xiu vẫn tận tình chăm lo cho Giôn-xi ,vẫn kiên nhẫn khơi dậy trong người bạn gái niềm tin yêu cuộc sống,sự đấu tranh để chiến thắng bệnh tật. Đối với cô, chiếc lá đã thể hiện rõ tình yêu thương ,sự quan tâm,chăm sóc,lo lắng tận tình dành cho người bạn thân.
Nỗi khổ tâm của Xiu còn tác động tới cụ họa sĩ già Bơ-men ,người yêu quý và luôn bảo vệ hai cô gái trẻ Xiu và Giôn-xi .Sự nghèo khổ và cuộc mưu sinh đã chiếm trọn thời gian và tâm sức của cụ.Cả ba con người không thân thích này đã gắn bó và yêu quý nhau vì cùng từ xa tới Oa-sinh-tơn,sống vất vả,thiếu thốn để theo đuổi những ước mơ đẹp đẽ về nghệ thuật nên họ coi nhau như người thân trong nhà.Giôn-xi đang ngày càng tuyệt vọng, gần kề với cái chết ,thôi thúc cụ Bơ-men phải làm một điều gì đó để cứu vãn.Cụ muốn làm cho cái kết của câu chuyện phải ngược lại với sự chờ đợi của cô gái.Cụ biết rằng muốn Giôn-xi được sống thì chiếc lá cuối cùng phải còn lại trên cây,ít ra cho đến khi Giôn-xi qua khỏi.Và cụ đã biết mình phải làm gì..
Sau một đêm kéo dài với những cơn gió phũ phàng và trận mưa không ngớt,chiếc lá vẫn nằm đó ,dũng cảm treo mình trên cây.Giôn-xi dường như không tin vào mắt mình và ” ngắm nhìn chiếc lá hồi lâu”,từ giây phút đó, có điều gì hình thành trong đáy sâu tâm hồn làm thay đổi hẳn suy nghĩ và hành động của cô.Chúng ta nghe cô nói: ” Em thật là một cô bé hư,chị Xiu thân yêu ơi”, ” chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào.Muốn chết là một tội.Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha với rượu vang đỏ và – khoan -đưa cho em chiếc gương tay trước đã ,rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi đây xem chị nấu nướng”. Một tiếng đồng hồ sau,cô nói: ” Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plo”. Sức mạnh vô hình của chiếc lá đã kéo Giôn-xi về với hiện thực,trở về với niềm lạc quan yêu đời,yêu cuộc sống.Thật là kì diệu! Ở đây,ta có thể thấy rõ vai trò chiếc lá thể hiện niềm tin yêu cuộc sống,khát vọng và ước mơ ở cuộc sống của Giôn-xi.
Chiếc lá thường xuân là món quà tặng vô giá mà cụ Bơ-men trao cho Xiu và Giôn-xi với mong ước,mai sau ,hai cô sẽ hoàn thành ước mơ để trở thành những họa sĩ nổi tiếng… Như vậy, trong cái đêm định mệnh đó,trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến tận cùng,ông họa sĩ già sáu mươi tuổi vật lộn với mọi khó khăn về cả khách quan lẫn chủ quan để thổi hồn mình cùng tình yêu thương vô bờ bến của mình qua những đường nét trên bức tường đầy mưa bão.Bức tranh chiếc lá đã chứa đựng một sức sống mãnh liệt,sự ấm nóng của sự hi sinh cao cả.Sự hiện diện của chiếc lá ông cụ vẽ trong đêm giông bão đó đã cứu sống cô gái trẻ đang tuyệt vọng .Chính ý nghĩa lớn lao đó mà tác phẩm cuối đời của người họa sĩ già đã trở thành một kiệt tác,điều mà cụ Bơ-men không hề ngờ tới.Chắc hẳn,cụ sẽ mỉm cười mãn nguyện khi thấy hai cô gái đã cảm nhận được tình thương yêu đầy hi sinh của cụ, và hành động cao cả ấy sẽ là nguồn động lực giúp họ vươn lên trong cuộc sống .Chúng ta xúc động thật sự khi nghe Xiu thổn thức nói với bạn, ” Ồ em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men- cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng.” Cụ Bơ-men đã ra đi,nhưng chiếc lá vẫn còn đó như một bản thánh ca tuyệt vời của tình yêu thương và đức hi sinh cao cả.
Sức mạnh của hội họa đã ươm mầm sự sống mang lại nghị lực cho Giôn-xi và bác Bơ Men đã âm thầm hi sinh cả mạng sống của mình để sáng tạo nên kiệt tác nghệ thuật chiếc lá cuối cùng.Đó là bức thông điệp về tình yêu thương, nhắc nhở mọi người, kêu gọi sự yêu thương giữa con người với con người, kêu gọi nghệ thuật hướng về con người. Điều đó đã khẳng định sức mạnh của nghệ thuật để phục vụ cuộc sống của nhân dân.
Suốt bốn mươi năm lao động, bác Bơ Men luôn thất bại nhưng đến phút cuối cùng, mục đích giành lại sự sống cho một con người, bác đã hoàn thành kiệt tác của mình trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt.Sức mạnh nghệ thuật hội họa trong ‘chiếc là cuối cùng’ của nhà văn O Hen-ri sáng ngời tinh thần nhân đạo cao cả. ” Tình đời trong chiếc lá”,đó chính là bức thông điệp mà O Hen-ri muốn gửi gắm qua truyện ngắn của mình.Qua đó, nhà văn đã ngợi ca những tình cảm cao đẹp, ngợi ca tình bạn cao quý,thiêng liêng của những người nghệ sĩ nghèo nước Mĩ.Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.O hen -ri là một nhà văn Mĩ rất thành công với thể loại truyện ngắn.các câu chuyện của ông thường đề cập đến cuộc sống hằng ngày của những con người thuộc tầng lớp bình dân trên đất Mĩ.Tuy nhẹ nhàng,nhưng chúng luôn gây cho người đọc sự xúc động sâu sắc với những ý nghĩa nhân đạo cao cả.Từ truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng-một tác phẩm đặc sắc,ta có thể thấy được phần nào tài năng của nhà văn.Một chiếc lá vô cùng nhỏ bé và rất đỗi mộc mạc bước vào truyện của O Hen-ri đã trở thành nơi đúc kết cảm xúc,hoài bão,khát vọng..của mỗi người trong cuộc sống.
Chiếc lá cuối cùng là bức tranh phác họa một cách chân thực và sống động cuộc đời của những họa sĩ nghèo nước Mĩ.Xiu và Giôn-xi – hai cô gái còn rất trẻ rời bỏ quê hương,người thì ở miền Nam nước Mĩ xa xôi,quanh năm nắng gắt ,người lại ở vùng Bắc lạnh giá vô cùng để đến Oa-sinh-tơn với hi vọng về cuộc sống mới xán lạn hơn! Nhưng không phải trời lúc nào cũng chiều lòng người.Với hai bàn tay trắng,cùng với cái giá vẽ cũ kĩ,vài tờ giấy,hộp bút màu,các cô vẫn hằng ngày lao động cật lực trong các công viên,ở các quảng trường,nhà ga,bến xe lửa,..Nghèo vẫn hoàn nghèo! Chỉ có tình cảm giữa họ thì ngày một giàu thêm.
Bỗng một ngày,số phận như muốn đùa giỡn với hai cô gái trẻ.Giôn-xi đột ngột đổ bệnh sưng phổi.Là một cô gái yếu đuối,lại được sinh ra ở vùng đất có khí hậu nhiệt đới,Giôn-xi khó lòng đủ sức chống lại bệnh tật. Hơn nữa, sự nghèo túng càng khiến cô không muốn sống.Suốt ngày nằm bẹp trên giường,trong căn phòng tối tăm,chật hẹp, chỉ duy nhất nguồn ánh sáng của mặt trời chiếu rọi,Giôn-xi chỉ biết hằng ngày ngắm nhìn cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ.Cuối thu đầu đông,lá bắt đầu rụng dần, cành cây trở nên thưa thớt, trơ trọi,cây như bị tước mất sức sống mãnh liệt tiềm tàng.Cô gái bé nhỏ ngắm nhìn cây,lá và thời tiết bất thường rồi lại suy nghĩ về số phận của mình.Chúng cũng như cô đang ngày một chết dần,chết mòn,héo hắt. Mong ước ngày nào đã nguội lạnh,thay vào đó là tư thế sẵn sàng đón nhận một sự ra đi tự nguyện.Cô tự phó mặc cuộc đời mình cho những chiếc lá.Lá càng rụng nhiều thì quãng thời gian còn lại của cô trên cõi đời này càng ngắn dần.Cô chỉ chờ đến khi nào chiếc lá thường xuân cuối cùng chạm đất thì cô cũng xuôi tay về với Chúa.Giôn-xi tuyệt vọng đến nỗi ngay ngay cả khi chiếc lá cuối cùng vẫn dũng cảm treo mình trên cành cây thì cô vẫn tin chắc rằng nó sẽ rụng và cô sẽ chết.Chiếc lá vừa là nỗi tuyệt vọng,vừa là niềm hi vọng nhỏ nhoi cuối cùng níu giữ Giôn-xi với cuộc sống.
Tình cảnh của cô khiến những người bạn của cô đau đớn vô cùng.Người đầu tiên là Xiu, cô đã khóc ” đến ướt đẫm cả một chiếc khăn giấy Nhật Bản”. Tuy không phải là máu mủ ruột rà,nhưng Xiu vẫn miệt mài ngày đêm kiếm từng đồng từng hào mua thuốc,chạy chữa cho bạn… Biết được tâm trạng của người bạn gái,cô đã nói như van nài:
” Em thân yêu!” Xiu nói,cúi gương mặt hốc hác gần xuống gối, ” Em hãy nghĩ đến chị,chị sẽ làm gì đây?”
Lời nói đầy nước mắt là biểu hiện của một tình cảm bạn bè cao quý khôn cùng.
Giôn-xi vẫn đòi kéo mành lên mà Xiu không ngăn cản nổi.Mặc dù không mở cửa thì không có ánh sáng để chăm sóc bạn,để vẽ minh họa lấy tiền mua thuốc và thức ăn cho người bạn thoát khỏi lưỡi hái tử thần..mà mở cửa thì hình ảnh của cái chết ám ảnh bạn mình. Xiu hi vọng chiếc lá đừng rụng vì nó còn ngày nào trên cành là ngày đó bạn cô còn mong manh chút hi vọng nhỏ nhoi.
Ngày qua ngày, Xiu vẫn tận tình chăm lo cho Giôn-xi ,vẫn kiên nhẫn khơi dậy trong người bạn gái niềm tin yêu cuộc sống,sự đấu tranh để chiến thắng bệnh tật. Đối với cô, chiếc lá đã thể hiện rõ tình yêu thương ,sự quan tâm,chăm sóc,lo lắng tận tình dành cho người bạn thân.
Nỗi khổ tâm của Xiu còn tác động tới cụ họa sĩ già Bơ-men ,người yêu quý và luôn bảo vệ hai cô gái trẻ Xiu và Giôn-xi .Sự nghèo khổ và cuộc mưu sinh đã chiếm trọn thời gian và tâm sức của cụ.Cả ba con người không thân thích này đã gắn bó và yêu quý nhau vì cùng từ xa tới Oa-sinh-tơn,sống vất vả,thiếu thốn để theo đuổi những ước mơ đẹp đẽ về nghệ thuật nên họ coi nhau như người thân trong nhà.Giôn-xi đang ngày càng tuyệt vọng, gần kề với cái chết ,thôi thúc cụ Bơ-men phải làm một điều gì đó để cứu vãn.Cụ muốn làm cho cái kết của câu chuyện phải ngược lại với sự chờ đợi của cô gái.Cụ biết rằng muốn Giôn-xi được sống thì chiếc lá cuối cùng phải còn lại trên cây,ít ra cho đến khi Giôn-xi qua khỏi.Và cụ đã biết mình phải làm gì..
Sau một đêm kéo dài với những cơn gió phũ phàng và trận mưa không ngớt,chiếc lá vẫn nằm đó ,dũng cảm treo mình trên cây.Giôn-xi dường như không tin vào mắt mình và ” ngắm nhìn chiếc lá hồi lâu”,từ giây phút đó, có điều gì hình thành trong đáy sâu tâm hồn làm thay đổi hẳn suy nghĩ và hành động của cô.Chúng ta nghe cô nói: ” Em thật là một cô bé hư,chị Xiu thân yêu ơi”, ” chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào.Muốn chết là một tội.Giờ thì chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha với rượu vang đỏ và – khoan -đưa cho em chiếc gương tay trước đã ,rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi đây xem chị nấu nướng”. Một tiếng đồng hồ sau,cô nói: ” Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plo”. Sức mạnh vô hình của chiếc lá đã kéo Giôn-xi về với hiện thực,trở về với niềm lạc quan yêu đời,yêu cuộc sống.Thật là kì diệu! Ở đây,ta có thể thấy rõ vai trò chiếc lá thể hiện niềm tin yêu cuộc sống,khát vọng và ước mơ ở cuộc sống của Giôn-xi.
Chiếc lá thường xuân là món quà tặng vô giá mà cụ Bơ-men trao cho Xiu và Giôn-xi với mong ước,mai sau ,hai cô sẽ hoàn thành ước mơ để trở thành những họa sĩ nổi tiếng… Như vậy, trong cái đêm định mệnh đó,trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến tận cùng,ông họa sĩ già sáu mươi tuổi vật lộn với mọi khó khăn về cả khách quan lẫn chủ quan để thổi hồn mình cùng tình yêu thương vô bờ bến của mình qua những đường nét trên bức tường đầy mưa bão.Bức tranh chiếc lá đã chứa đựng một sức sống mãnh liệt,sự ấm nóng của sự hi sinh cao cả.Sự hiện diện của chiếc lá ông cụ vẽ trong đêm giông bão đó đã cứu sống cô gái trẻ đang tuyệt vọng .Chính ý nghĩa lớn lao đó mà tác phẩm cuối đời của người họa sĩ già đã trở thành một kiệt tác,điều mà cụ Bơ-men không hề ngờ tới.Chắc hẳn,cụ sẽ mỉm cười mãn nguyện khi thấy hai cô gái đã cảm nhận được tình thương yêu đầy hi sinh của cụ, và hành động cao cả ấy sẽ là nguồn động lực giúp họ vươn lên trong cuộc sống .Chúng ta xúc động thật sự khi nghe Xiu thổn thức nói với bạn, ” Ồ em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men- cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng.” Cụ Bơ-men đã ra đi,nhưng chiếc lá vẫn còn đó như một bản thánh ca tuyệt vời của tình yêu thương và đức hi sinh cao cả.
Sức mạnh của hội họa đã ươm mầm sự sống mang lại nghị lực cho Giôn-xi và bác Bơ Men đã âm thầm hi sinh cả mạng sống của mình để sáng tạo nên kiệt tác nghệ thuật chiếc lá cuối cùng.Đó là bức thông điệp về tình yêu thương, nhắc nhở mọi người, kêu gọi sự yêu thương giữa con người với con người, kêu gọi nghệ thuật hướng về con người. Điều đó đã khẳng định sức mạnh của nghệ thuật để phục vụ cuộc sống của nhân dân.
Suốt bốn mươi năm lao động, bác Bơ Men luôn thất bại nhưng đến phút cuối cùng, mục đích giành lại sự sống cho một con người, bác đã hoàn thành kiệt tác của mình trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt.Sức mạnh nghệ thuật hội họa trong ‘chiếc là cuối cùng’ của nhà văn O Hen-ri sáng ngời tinh thần nhân đạo cao cả. ” Tình đời trong chiếc lá”,đó chính là bức thông điệp mà O Hen-ri muốn gửi gắm qua truyện ngắn của mình.Qua đó, nhà văn đã ngợi ca những tình cảm cao đẹp, ngợi ca tình bạn cao quý,thiêng liêng của những người nghệ sĩ nghèo nước Mĩ.Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.