a)
- Trích mỗi lọ một ít để làm mẫu thử, cho vào ống nghiệm, đánh số thứ tự lần lượt ở các ống nghiệm.
- Dùng giấy quỳ tím cho lần lượt vào các mẫu thử, ta được:
+ Hai mẫu thử làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ là HCl và HNO3.
+ Mẫu thử làm giấy quỳ chuyển sang màu xanh là NaOH (phân biệt được NaOH).
- Cho một ít dung dịch AgNO3 (Bạc nitrat) vào trong hai mẫu thử chưa phân biệt được còn lại, ta được:
+ Ống nghiệm nếu chứa mẫu thử HCl sẽ có hiện tượng kết tủa trắng, đó chính là kết tủa AgCl. (Phân biệt được HCl)
PTHH: \(HCl+AgNO_3\rightarrow AgCl\downarrow+HNO_3\)
+ Ống nghiệm nếu chứa mẫu thử HNO3 sẽ không có hiện tượng gì xảy ra.
b)
- Trích mỗi chất một ít để làm mẫu thử, cho lần lượt các mẫu thử vào 4 ống nghiệm khác nhau được đánh số thứ tự để tránh bị nhầm lẫn.
- Cho giấy quỳ lần lượt vào các ống nghiệm có đựng các mẫu thử, ta được:
+ Nếu ống nghiệm chứa mẫu thử NaOH sẽ làm giấy quỳ chuyển sang màu xanh. (Phân biệt được NaOH)
+ Nếu ống nghiệm chứa mẫu thử H2SO4 sẽ làm giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. (Phân biệt được H2SO4)
+ Nếu có hai ống nghiệm chức 2 mẫu thử lần lượt là NaNO3 và NaCl thì giấy quỳ không đổi màu.
- Cho một ít dung dịch AgNO3 vào 2 ống nghiệm chứa 2 mẫu thử chưa được phân biệt còn lại, ta được:
+ Nếu ống nghiệm của mẫu thử nào có xuất hiện kết tuả màu trắng thì đó là mẫu thử NaCl. (Phân biệt được NaCl)
PTHH: \(NaCl+AgNO _3\rightarrow NaNO_3+AgCl\downarrow\)
+ Nếu ống nghiệm của mẫu thử nào không có hiện tượng gì xảy ra, đó chính là ống nghiệm chứa mẫu thử của NaNO3.