Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Hồng Hạnh

Bằng một đoạn chứng minh (khoảng 15 câu) hãy triển khai luận điểm thơ ca cách mạng 1930 -1945 cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người cộng sản.

.

.

Giúp mik với 😀😀😀

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
20 tháng 7 2019 lúc 21:37

Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX dưới ách thống trị của bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật cùng với sự bóc lột của bọn cường hào, địa chủ đã gây ra nhiều nỗi thống khổ cho nhân dân. Từ thành thị đến nông thôn đâu đâu cũng gặp cảnh bất công, ngang trái, nhân dân bị đày đọa, bóc lột đến tận xương tủy. Hiện thực cuộc sống tối tăm trong những năm trước cách mạng đã được các nhà văn ghi lại với những nét bút chân thực tạo nên một trào lưu lớn trong đời sống văn học lúc bấy giờ: Trào lưu văn học hiện thực phê phán.
Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc, các nhà văn hiện thực đã dựng lên bao cảnh đời, bao số phận đau thương của nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội cũ. Họ thấu hiểu những nỗi đau tận cùng, nhận thấy những kết cục bi thảm mà xã hội dành cho những con người khốn khổ. Có thể nói, tư tưởng “nghệ thuật vị nhân sinh” đã ăn sâu vào những nhà văn thuộc trào lưu văn học này. Nhà văn Vũ Trọng Phụng từng lên tiếng: “Các ông bảo tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết, còn tôi và những nhà văn như tôi chủ trương nhà văn là cuộc đời”.
Chủ nghĩa hiện thực phát triển mạnh trong khoảng mười lăm năm nhưng đã xuất hiện nhiều tên tuổi lớn và ở độ chín của sự nghiệp như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao… Tác phẩm của họ là những bức tranh đậm nét về đời sống xã hội đem lại giá trị nhận thức cao cho người đọc. Chưa bao giờ trong đời sống văn học lại xuất hiện hàng loạt các tác phẩm văn học hiện thực phê phán xuất sắc đến như vậy. Có thể kể đến các tác phẩm như: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê… của Vũ Trọng Phụng; Bước đường cùng, Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan; Tắt đèn, thiên phóng sự Việc làng nhà văn Ngô Tất Tố; tiểu thuyết Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng; nhà văn Nam Cao với một loạt tác phẩm có giá trị như: Lão Hạc, Một bữa no, Chí Phèo… Đó đều là những tác phẩm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học (Nguyễn Khải). Chủ nghĩa hiện thực như những lưỡi cày sâu, lật lên những mặt trái của xã hội đương thời. Các nhà văn đã khắc hoạ thành công những nhân vật điển hình có ý nghĩa phê phán quyết liệt, tố cáo mãnh liệt những thủ đoạn áp bức bóc lột, chính sách bịp bợm, giả dối của giai cấp thống trị, đồng thời phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân với thái độ cảm thông sâu sắc.
Tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố tái hiện một khung cảnh ngột ngạt, căng thẳng của làng Đông Xá trong những ngày sưu thuế. Ở đó, ta bắt gặp hình ảnh chị Dậu phải chạy đôn chạy đáo kiếm từng miếng ăn, phải bán con, bán chó, bán cả sữa của mình cũng không đủ tiền nộp thuế. Cả gia đình chị Dậu đã phải điêu đứng vì một thứ thuế vô lí, vô nhân đạo của chế độ thực dân phong kiến-thuế thân. Với tập phóng sự Việc làng, ta lại thấy một nông thôn Việt Nam với những hủ tục nặng nề cản trở sự phát triển của xã hội. Dưới con mắt của nhà văn trào phúng bậc thầy Vũ Trọng Phụng, cuộc đời như một tấn bi hài kịch thể hiện qua tiếng cười châm biếm sắc sảo, sâu cay trong các tác phẩm: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây… Những bức chân dung biếm họa như Xuân tóc đỏ, cụ cố Hồng, ông Phán mọc sừng, cô Tuyết… hiện lên một cách rõ nét; các phong trào do thực dân đề xướng như: “Âu hoá”, “Vui vẻ trẻ trung”, thi thể thao, cải cách y phục…. được tác giả phanh phui, bóc trần qua tiếng cười mỉa mai, hài hước, khi châm biếm, khi căm phẫn hằn học cái xã hội bẩn thỉu, giả dối, vô luân. Tất cả đã chứng tỏ một bản lĩnh nghệ thuật già dặn, một tài năng nghệ thuật độc đáo của Vũ Trọng Phụng.
Trong số những nhà văn hiện thực đó, Nam Cao nổi lên là một gương mặt tiêu biểu. Với quan điểm sáng tác: nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than...(Giăng sáng) và nhà văn phải luôn mở hồn ra để đón những vang động của cuộc đời...( Đời thừa), ông cho ra đời những tác phẩm ngồn ngộn chất hiện thực, có ý nghĩa tố cáo xã hội một cách sâu cay. Tác phẩm của ông thường tập trung và đi sâu khai thác những bi kịch của cả người nông dân nghèo và người trí thức nghèo trên con đường tìm kiếm kiếm những giá trị đích thực của cuộc sống. Từ đó, Nam Cao đã xây dựng được những hình tượng nghệ thuật bất hủ, có sức khái quát cao.
Chí Phèo là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài về người nông dân nghèo. Trước cách mạng tháng 8, đã có nhiều tác phẩm về nỗi khổ của người nông dân dưới chế độ xã hội cũ và rất thành công. Đó là một thách thức không nhỏ đối với Nam Cao, nhưng với tôn chỉ: Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có, tác giả đã tìm cho mình một hướng đi riêng. Nếu như các tác phẩm khác viết về người nông dân thường khai thác nỗi khổ về vật chất, nỗi lo về miếng cơm, manh áo thì trong tác phẩm của mình nhà văn đặt ra vấn đề về nhân cách, về ước mơ khát vọng hạnh phúc của người nông dân. Đặc biệt là về tình trạng con người bị xúc phạm về nhân phẩm, bị huỷ hoại về nhân tính, bị bóp chết những ước mơ, bị đẩy vào tình trạng sống mòn, không lối thoát. Và cũng ít có nhà văn nào hiểu được một cách sâu sắc các ngõ ngách sâu kín về những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn người nông dân, biết khơi dậy khát khao được sống, được làm người. Mong ước hạnh phúc đối với họ thật giản dị, không ngoài quyền được sống được no ấm và biết đến mùi vị của hạnh phúc gia đình. Chí Phèo một thời ước muốn có một gia đình nho nhỏ chồng cuốc muốn, cày thuê, vợ dệt vải thật bình dị, đáng trân trọng. Nhưng không, tất cả đều bị tước đoạt, bị đẩy đến bước đường cùng, bị dẫm đạp đến mức không nhận ra dạng người để rồi biển thành quỹ dữ. Câu hỏi của Chí Phèo: Ai cho tao lương thiện có sức tố cáo xã hội một cách mạnh mẽ.
Ở đề tài người trí thức nghèo, Nam Cao thường tập trung miêu tả nỗi đau về tinh thần, sự xói mòn về nhân phẩm của những người trí thức. Họ thường là những sinh viên nghèo, những giáo khổ trường tư, nhà văn có ước mơ hoài bão lớn, nhưng khi gặp cuộc sống thực tế họ bị gánh nặng cơm áo ghì sát đất. Họ vỡ mộng, vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp và rơi vào bi kịch, phải sống cuộc sống khổ cực, thường xuyên bị dày vò về tinh thần, họ rơi vào cảnh sống mòn, sống thừa, sống cuộc sống vô nghĩa…
Hầu hết các sáng tác của Nam Cao đều mang cảm hứng chủ đạo là niềm khát khao đến cháy bỏng làm sao để con người được sống xứng đáng với hai chữ CON NGƯỜI. Từ khát vọng về một cuộc sống có ý nghĩa mà dưới cái nhìn của Nam Cao nhân loại đang lâm vào tình trạng huỷ hoại về nhân tính, chết ngay khi đang sống. Đó cũng chính là cái nhìn nhân đạo của nhà văn với mong muốn cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn.
Trào lưu văn học hiện thực phê phán đã góp một tiếng nói chung trong việc thể hiện bản chất thối nát, tính chất vô nhân đạo của xã hội Việt Nam trước cách mạng. Và cũng chính trào lưu này đã tạo nên sự đa dạng phong phú của văn học Việt Nam thời kì đầu thế kỉ XX, góp phần vào công cuộc hiện đại hoá nền văn học nước nhà.


Các câu hỏi tương tự
Quynh Tran
Xem chi tiết
MinhDrake
Xem chi tiết
Khánh Chi Trần
Xem chi tiết
Nghiêm Thị Hồng Nhung
Xem chi tiết
Hoàng linh
Xem chi tiết
Dương Hoàng Thuỷ Trà
Xem chi tiết
Linh
Xem chi tiết
Petrichor
Xem chi tiết
Ngok Lee
Xem chi tiết