- Nhịp tim khi hoạt động mạnh cao hơn khi nghỉ ngơi vì: Khi hoạt động mạnh, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng lên để đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho cơ xương hoạt động liên tục, dẫn đến hàm lượng $O_2$ trong máu giảm (do hô hấp tế bào tiêu hao $O_2$), hàm lượng $CO_2$ trong máu tăng (do hô hấp tế bào thải ra $CO_2$), pH máu giảm. Điều này sẽ tác động lên thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cổ (cảnh) kích thích hoạt động thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim đảm bảo cho sự vận chuyển khí kịp thời.
- Nhịp hô hấp khi hoạt động mạnh cao hơn khi nghỉ ngơi vì: Để đáp ứng nhu cầu năng lượng khi hoạt động mạnh, tốc độ hô hấp tế bào ở các tế bào cơ tăng khiến nhu cầu cung cấp $O_2$ và đào thải $CO_2$ của cơ thể tăng lên. Kết quả dẫn đến nhịp hô hấp tăng để đảm bảo sự lưu thông khí ở phổi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí ở phổi và tế bào.
- Tốc độ tạo nước tiểu khi hoạt động mạnh thấp hơn khi nghỉ ngơi vì: Khi hoạt động mạnh, lượng máu tới cơ xương được tăng cường còn lượng máu tới hệ bài tiết (thận) giảm dẫn đến tốc độ lọc máu tạo nước tiểu giảm. Đồng thời, khi hoạt động mạnh, cơ thể mất nhiều nước do toát mồ hôi, do đó, để đảm bảo cân bằng áp suất thẩu thấu máu, hoạt động tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp của thận được tăng cường. Kết quả là tốc độ tạo nước tiểu sẽ giảm.