Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bài 21. Môi trường đới lạnh

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Như Chi

BẢNG 1

Nhiệt độ trung bình năm cả Môi trường đới lạnh

Tháng 1 Tháng 2 số tháng có nhiệt độ nhỏ hơn hoặc lớn hơn hoặc bằng


BẢNG 2

Lượng Mưa Lượng mưa tháng nhiều nhất Tuyết Rơi

mọi người ơi giúp em với sáng mai ngày 20/9/2019 em phải nộp rồi

em cảm on mn ạ

Nghia Do
2 tháng 10 2019 lúc 18:31

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa thể hiện tình hình khí hậu của một địa phương qua hai yếu tố: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình của các tháng trong năm. Biểu đồ gồm có hai trục tung hai bên và một trục hoành. Trục tung bên phải có các vạch chia đều về nhiệt độ, tính bằng độ C (0C); trục tung bên trái có các vạch chia đều về lượng mưa, tính bằng milimet (mm). Trục hoành chia làm 12 phần, mỗi phần là một tháng và lần lượt ghi đều từ trái sang phải, từ tháng 1 đến tháng 12 bằng số hoặc chữ.

Đường biểu diễn biến thiên nhiệt độ hàng năm được vẽ bằng đường cong màu đỏ nối liền các tháng trong năm. Sự biến thiên lượng mưa hàng tháng được thể hiện thông thường bằng hình cột màu xanh (hoặc đường cong màu xanh nối lượng mưa trung bình các tháng trong năm).

Định lượng chỉ số nhiệt độ, lượng mưa và tham chiếu với môi trường khí hậu

Qua chỉ số nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng tháng, ta biết được diễn biến khí hậu của địa phương đó như thế nào dựa vào chi tiết sau:

* Về nhiệt độ:

+ Trên 200C là tháng nóng.

+ Từ 100C đến 200C là tháng mát (tương ứng với tháng ấm áp xứ lạnh).

+ Từ 50C đến 100C là tháng lạnh (tương ứng với tháng mát mẻ ở xứ lạnh).

+ Từ - 50C đến 50C là rét đậm.

+ Dưới -50C là quá rét.

Nếu mùa nóng vào các tháng từ tháng 3 đến tháng 9 thì đó là một địa điểm ở Bắc bán cầu (Mùa nóng từ 21/3 đến 23/9). Nếu mùa nóng vào các tháng từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau thì đó là địa điểm ở Nam bán cầu (mùa nóng từ 23/9 năm trước đến 21 tháng 3 năm sau). Nếu địa điểm đó nóng quanh năm, biên độ nhiệt nhỏ thì đó là một địa điểm ở vùng xích đạo.

Nếu trường hợp trong một năm đường biểu diễn nhiệt độ nhô cao hai đỉnh (một năm có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh) thì địa điểm đó thuộc khu vực nội chí tuyến.

* Về lượng mưa:

+ Trên 100mm là tháng mưa (Trung bình năm từ 1200 – 2500mm).

+ Từ 50mm - 100mm là tháng khô (Trung bình năm từ 600 – 1200mm).

Ads by optAd360

+ Từ 25mm - 50mm là tháng hạn (Trung bình năm từ 300mm – 600mm).

+ Dưới 25 mm là tháng kiệt (Chỉ có ở hoang mạc và bán hoang mạc – Trung bình năm dưới 300mm).

* Tham chiếu các chỉ số nhiệt độ và lượng mưa để nhận biết đặc điểm khí hậu của một địa phương thuộc kiểu khí hậu nào

+ Nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm: Môi trường xích đạo ẩm .

+ Mưa tập trung một mùa, nhiệt độ lớn hơn 200C, thời kỳ khô hạn kéo dài: Môi trường nhiệt đới

+ Mùa đông ấm, hè mát, mưa quanh năm và mưa nhiều vào thu đông: Môi trường ôn đới hải dương.

+ Mùa đông rét, hè mát, mưa nhiều vào hè: Ôn đới lục địa.

+ Mưa ít, nhiệt độ cao quanh năm, đông lạnh: Môi trường hoang mạc.

+ Mùa hạ nóng và khô. Mùa đông không lạnh lắm. Mưa nhiều vào thu đông: Khí hậu Địa Trung Hải.

Hướng dẫn học sinh kĩ năng phân tích

Để xác định được tháng nóng nhất, cần hướng dẫn học sinh làm theo cách sau: Học sinh xác định đỉnh cao nhất của đường biểu diễn màu đỏ, đó là thời điểm nhiệt độ cao nhất. Các em cần đặt thước kẻ của mình trùng với điểm nhô lên cao nhất đó nằm ngang song song với trục hoành cắt trục tung bên phải tại một điểm. Đọc trị số nhiệt độ tại điểm đó sẽ xác định được nhiệt độ tháng cao nhất. Sau đó học sinh quay thước kẻ hạ vuông góc từ điểm đó xuống trục hoành. Đọc số chỉ tháng ở trục hoành để xác định tháng nóng nhất.

Để xác định nhiệt độ tháng thấp nhất, học sinh cần tìm được điểm thấp nhất trên đường biểu diễn màu đỏ. Sau khi xác định được điểm đó, đặt thước kẻ ngang với điểm đó song song với trục hoành, cắt trục tung bên phải tại một điểm. Đọc trị số nhiệt độ ở điểm đó sẽ xác định được nhiệt độ tháng thấp nhất.

Biên độ nhiệt năm được tính bằng hiệu của tháng nóng nhất với tháng lạnh nhất.

Để xác định lượng mưa tháng cao nhất và tháng thấp nhất, học sinh cần tìm cột màu xanh cao nhất và cột thấp nhất. Đối với lượng mưa, dưới chân cột đã được đánh số tháng nên học sinh có thể đọc được ngay. Đặt thước lên đầu cột cao nhất hoặc thấp nhất đó, nằm ngang song song với trục hoành, cắt trục tung bên trái tại một điểm. Đọc trị số tại trục tung bên trái sẽ xác định được tháng mưa nhiều nhất hay ít nhất đó là bao nhiêu.

Ví dụ 4:


Các câu hỏi tương tự
đỗ minh quang
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Kỳ
Xem chi tiết
Ngân Lê
Xem chi tiết
Đặng Trí Dũng
Xem chi tiết
Mi Lê
Xem chi tiết
Kim Yên
Xem chi tiết
Cathy Trang
Xem chi tiết
Anh Thư
Xem chi tiết