Khi con sinh ra, bố mẹ luôn muốn con sẽ trở thành một con người tốt, có ích cho xã hội. Theo năm tháng, con lớn dần lên trong vòng tay yêu thương của bố mẹ. Nhìn cuộc sống xung quanh, con luôn hỏi tại sao. Bố mẹ biết, đã đến lúc tìm cho con nơi có thể đưa ra câu trả lời: Bởi vì. Và bố mẹ đã yên tâm đặt trọn niềm tin vào mái trường tiểu học. Rồi dần dần con đưa ra những câu hỏi khó hơn, đã đến lúc con trở thành học sinh cấp hai. Và con đã gặp cô: Cô giáo Hoàng Phương Ngọc.
Ngày đầu tiên vào lớp sáu, con vẫn bỡ ngỡ, rụt rè như ngày đầu tiên con từng đi học vậy. Những ấn tượng đầu tiên của con về cô hẳn sẽ không bao giờ phai mờ. Cô giáo con là một người nhỏ bé nhưng nụ cười của cô luôn nổi bật giữa mọi người. Thấm thoắt hơn một năm trôi qua, cuối năm lớp sáu, khi con chỉ đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, con đã khóc rất nhiều. Ớ lớp khác việc đó là bình thường nhưng ở một lớp chọn như lớp con thì quả là đáng xấu hổ. Cô đã an ủi con. Những lời nói của cô giúp con vượt qua mọi khó khăn trước mắt: “Con là một chiến sĩ dũng cảm trên chiến trường học tập dù con đã cố gắng nhưng vẫn thua vì con chưa hết mình. Con hãy đứng lên và làm lại từ đầu. Chưa bao giờ là quá muộn đâu con ạ!” Chao ôi! Những lời nói của cô có ý nghĩa với con xiết bao.
Rồi khi lên lớp bảy, con khám phá ra là con yêu văn học lắm. Cô là người thắp sáng cho con tình yêu ban đầu đó. Con là một nhà thám hiểm trên đường khám phá ra bản thân mình và cô là một tấm bản đồ giúp con tìm ra niềm say mê văn học trong bản thân mình. Cô là cầu nối dẫn dường con đến với văn học. Khi con buồn, cô ở bên, tâm sự, an ủi con. Lúc đó con mới thấy cô nhẹ nhàng, yêu thương học sinh biết nhường nào. Con biết cô buồn lắm chứ! Con ân hận vô cùng cô ạ! Nhưng cô không hề trách mắng con lần con đi thi học sinh giỏi mà không có giải. Lúc đó con như một người lạc đường tìm ra được lối thoát. Cô là ánh sáng và niềm tin nâng đỡ con. Con hỏi cô: “Tại sao cô không trách mắng con?”, cô chỉ cười và trao cho con tác phẩm Tha thứ mãi mãi. Con hiểu cô ạ! Ớ đời phải biết tha thứ cho người khác dù người đó có làm cho mình buồn thế nào! Đúng như Hoài Thanh đã nói: “Công dụng của văn chương là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”. Nhờ cô, nhờ văn chương, con đã mở rộng tâm hồn và tha thứ cho người khác nhiều hơn. Văn chương quả có sức mạnh diệu kì, làm cho mọi người gần nhau hơn.
Năm nay, dù đã lên lớp bảy, dù đã lớn khôn, nhưng cũng có lúc con thấy mình cư xử như trẻ con. Con xin lỗi cô nhiều lắm. Cô chính là bác Bơ-men trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. Cô đã dùng kiến thức và tình thương của mình để thắp sáng ước mơ cho chúng con. Mọi việc làm của cô đều xuất phát từ trái tim nhà giáo. Cô đã hi sinh nhiều và sự hi sinh ấy là tự nguyện, vô cùng thầm lặng. Từ ngày được học cô, con bước vào một thế giới mới, thế giới màu hồng tươi của ước mơ và màu xanh mát của kiến thức, màu đỏ thắm của tình thương, màu trắng tinh khôi của văn chương. Cô là một bà tiên trong truyện cổ tích hiện đại và cô đã giúp con tìm ra thế giới riêng của chính mình. Con cảm ơn cô rất nhiều.
Con sẽ ghi nhớ mãi hình ảnh đẹp đẽ của cô: một cô giáo mẫu mực, tận tuỵ với học sinh. Hơn thế nữa, cô còn là người dẫn đường chỉ lối, là ngọn đèn soi sáng tâm hồn chúng em. Cô hay nói với chúng em: Cô tung những viên sỏi, là các con. Các con hãy tạo ra những vòng tròn nước. Nhưng có một điều có lẽ cô không nghĩ đến: Chính cô đang giúp chúng con trở thành những người “tung viên sỏi vào hồ nước cuộc sống”. Cô đấy cô ạ. Cô là người đầu tiên.
Khi con sinh ra, bố mẹ luôn muốn con sẽ trở thành một con người tốt, có ích cho xã hội. Theo năm tháng, con lớn dần lên trong vòng tay yêu thương của bố mẹ. Nhìn cuộc sống xung quanh, con luôn hỏi tại sao. Bố mẹ biết, đã đến lúc tìm cho con nơi có thể đưa ra câu trả lời: Bởi vì. Và bố mẹ đã yên tâm đặt trọn niềm tin vào mái trường tiểu học. Rồi dần dần con đưa ra những câu hỏi khó hơn, đã đến lúc con trở thành học sinh cấp hai. Và con đã gặp cô: Cô giáo Hoàng Phương Ngọc.
Ngày đầu tiên vào lớp sáu, con vẫn bỡ ngỡ, rụt rè như ngày đầu tiên con từng đi học vậy. Những ấn tượng đầu tiên của con về cô hẳn sẽ không bao giờ phai mờ. Cô giáo con là một người nhỏ bé nhưng nụ cười của cô luôn nổi bật giữa mọi người. Thấm thoắt hơn một năm trôi qua, cuối năm lớp sáu, khi con chỉ đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, con đã khóc rất nhiều. Ớ lớp khác việc đó là bình thường nhưng ở một lớp chọn như lớp con thì quả là đáng xấu hổ. Cô đã an ủi con. Những lời nói của cô giúp con vượt qua mọi khó khăn trước mắt: “Con là một chiến sĩ dũng cảm trên chiến trường học tập dù con đã cố gắng nhưng vẫn thua vì con chưa hết mình. Con hãy đứng lên và làm lại từ đầu. Chưa bao giờ là quá muộn đâu con ạ!” Chao ôi! Những lời nói của cô có ý nghĩa với con xiết bao.
Rồi khi lên lớp bảy, con khám phá ra là con yêu văn học lắm. Cô là người thắp sáng cho con tình yêu ban đầu đó. Con là một nhà thám hiểm trên đường khám phá ra bản thân mình và cô là một tấm bản đồ giúp con tìm ra niềm say mê văn học trong bản thân mình. Cô là cầu nối dẫn dường con đến với văn học. Khi con buồn, cô ở bên, tâm sự, an ủi con. Lúc đó con mới thấy cô nhẹ nhàng, yêu thương học sinh biết nhường nào. Con biết cô buồn lắm chứ! Con ân hận vô cùng cô ạ! Nhưng cô không hề trách mắng con lần con đi thi học sinh giỏi mà không có giải. Lúc đó con như một người lạc đường tìm ra được lối thoát. Cô là ánh sáng và niềm tin nâng đỡ con. Con hỏi cô: “Tại sao cô không trách mắng con?”, cô chỉ cười và trao cho con tác phẩm Tha thứ mãi mãi. Con hiểu cô ạ! Ớ đời phải biết tha thứ cho người khác dù người đó có làm cho mình buồn thế nào! Đúng như Hoài Thanh đã nói: “Công dụng của văn chương là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”. Nhờ cô, nhờ văn chương, con đã mở rộng tâm hồn và tha thứ cho người khác nhiều hơn. Văn chương quả có sức mạnh diệu kì, làm cho mọi người gần nhau hơn.
Năm nay, dù đã lên lớp bảy, dù đã lớn khôn, nhưng cũng có lúc con thấy mình cư xử như trẻ con. Con xin lỗi cô nhiều lắm. Cô chính là bác Bơ-men trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng. Cô đã dùng kiến thức và tình thương của mình để thắp sáng ước mơ cho chúng con. Mọi việc làm của cô đều xuất phát từ trái tim nhà giáo. Cô đã hi sinh nhiều và sự hi sinh ấy là tự nguyện, vô cùng thầm lặng. Từ ngày được học cô, con bước vào một thế giới mới, thế giới màu hồng tươi của ước mơ và màu xanh mát của kiến thức, màu đỏ thắm của tình thương, màu trắng tinh khôi của văn chương. Cô là một bà tiên trong truyện cổ tích hiện đại và cô đã giúp con tìm ra thế giới riêng của chính mình. Con cảm ơn cô rất nhiều.
Con sẽ ghi nhớ mãi hình ảnh đẹp đẽ của cô: một cô giáo mẫu mực, tận tuỵ với học sinh. Hơn thế nữa, cô còn là người dẫn đường chỉ lối, là ngọn đèn soi sáng tâm hồn chúng em. Cô hay nói với chúng em: Cô tung những viên sỏi, là các con. Các con hãy tạo ra những vòng tròn nước. Nhưng có một điều có lẽ cô không nghĩ đến: Chính cô đang giúp chúng con trở thành những người “tung viên sỏi vào hồ nước cuộc sống”. Cô đấy cô ạ. Cô là người đầu tiên.