Ca dao xưa có câu: Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn để nói lên rằng: bất cứ ai cũng có cội nguồn, gốc rễ và câu ca dao như lời nhắc nhở đối với mỗi chúng ta là hãy biết trân trọng, biết ơn những thế hệ đi trước và đó cũng chính là đạo lí muôn đời được thể hiện ở câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn”. Đó là đạo lí cao đẹp thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với lớp cha anh đi trước, những người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước, những người đã ngày đêm lao động miệt mài để chúng ta có thể hưởng cuộc sống ấm no đầy đủ. Câu ca dao mang ý nghĩa sâu sắc, khẳng định một lẽ sống có tình nghĩa, thủy chung, ân tình. Truyền thống biết ơn đó đã được gìn giữ phát huy từ xưa cho đến nay.
Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu.
Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bời vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn. Chúng ta có thế tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lý đạo đức. Ngay từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình. Lời khuyên nhủ ấy được gởi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:
"Uống nước nhớ nguồn"
Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân? "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.
Thật vậy, trong cuộc sống, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên, tất cả mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra. Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay,khối óc của mình cho nên ta phái nghĩ đến những ai đã tạo ra nó. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả,vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội.
dàn bài đây bạn:
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
I. Mở bài:
- Viết một đoạn văn dẫn vào vấn đề giải thích
-Chép nguyên văn câu tục ngữ
-Nhận định về câu tục ngữ
vd: Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ nói về truyền thống và sự biết ơn. Trong đó câu tục ngữ uống nước ngớ nguồn được mọi người biết đến nhiều hơn cả.Câu tục ngữ như một sự khuyên nhủ của người xưa đến mỗi chúng ta và đã trải quả bao thăng trầm của thời gian nhưng nó vẫn giữ nguyên giá trị.
II. Thân bài:
- Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng:
+ Nghĩa đen: bất cứ dòng sông nào thì cũng có nguồn cội của nó, không có dòng sông nào bỗng dưng tồn tại. Câu tục ngữ còn diễn dạt cụ thể hơn nữa ở việc mỗi chúng ta được uống những dòng nước mát hằng ngày thì không quên nguồn cội của dòng sông ấy.
+ Nghĩa bóng: câu tục ngữ như sự khuyên bảo mỗi chúng ta cần có thái độ biết ơn những người đã gây dựng thành quả để chúng ta được hưởng thụ như ngày hôm nay.
- Chứng minh:
+ Với ông bà cha mẹ: là những người gần gũi nhất không chỉ sinh ra mỗi chúng ta mà còn chăm sóc, dạy bảo và tạo điều kiện để chúng ta học hành
+ Với thầy cô giáo đã dạy dỗ: cung cấp cho mỗi chúng ta kiến thức và kĩ năng cơ bản để hình thành những giá trị đạo đức chuẩn mực để trở thành người tốt vì vậy ta phải biết ơn những người dạy dôc đó.
+ với anh hùng đã hi sinh: cho chúng ta một cuộc sống hòa bình, với ông cha ta từ ngàn đời dựng và giữ nước vì vậy ta phải biết ơn họ
III. Kết bài:
vd: Thời gian có thể xóa nhòa đi tất cả nhưng giái trị đích thức của câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn thì vẫn còn mãi. Câu tục ngữ như một sự khuyên bảo mỗi chúng ta cần phải có thái độ biết ơn và cố gắng học tập để không phụ lòng mong muốn của thầy cô ba mẹ
ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY
I. Mở bài:
- Viết một đoạn văn dẫn vào vấn đề cần giải thích
- chép nguyên văn câu tục ngữ
- nhận định về câu tục ngữ
mở bài như câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn nha bạn chỉ thay mỗi câu tục ngữ thôi
II. Thân bài:
1. giải thích:
a) Nghĩa đen
b) Nghĩa bóng
2. Chứng minh:
a) đối với ông bà cha mẹ
- cần nói được ơn nghĩa sinh thành, sự chăm sóc đối với chúngta( như câu tục ngữ trên)
b) đối với thầy cô giáo
- cần nói được vai trò của thầy cô đối với mỗi chúng ta từ khi cắp sách tới trường. Thầy cô giáo không chỉ cung cấp kiến thức mà còn cung cấp những bài học về đạo đức, khơi dậy mơ ước trong mỗi con người
c) đối với cấc thế hệ anh hùng đi trước đã hi sinh để bảo vệ quê hương đất nước
- cần nói được ý mỗi chúng ta được hưởng thụ cuộc sống hòa bình ngày nay thì phải nhớ ơn những người đã hi sinh vì TỔ QUỐC vì đất đất và vì mỗi con người VIỆT NAM
III. KẾT BÀI:
- Đánh giá câu tục ngữ
- rút ra bài học cho bản thân
chứng minh uống bài uống nước nhớ nguồn bạn nhé
CHÚC BẠN HỌC TỐT