Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vy Nhật

Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy

Bầy chim non bơi lội trên sông

Tôi dang tay ôm nước vào lòng

Sông mở nước ôm tôi vào dạ E cảm nhận của e về đoạn thơ trên ,giúp mk vs ạ

Thảo Phương
10 tháng 1 2019 lúc 11:17

Bạn bè tụm năm, tụm bảy trong những buổi trưa hè. Hình ảnh đảo ngữ, cách nói ẩn dụ giúp ta liên tưởng được sự thân thiết gần gủi của tác giả với con sông quê.Đó là mối tình nồng đối với con sông, nghệ thuật nhân hóa cùng phép đối trong hai câu thơ đã diễn tả được điều ấy. "Tôi ôm nước - nước ôm tôi" thật là không thể gì tách rời được. Đến lúc trưởng thành bạn bè chia tay mỗi người một ngả, tác giả lại phải đi theo tiếng gọi của non sông "Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến". Vì nhiệm vụ thiêng liêng phải lên đường chống giặc xa quê, nhưng trong tận đáy lòng nhà thơ vân giữ mãi hình ánh dòng sông xưa

Đạt Trần
10 tháng 1 2019 lúc 10:40

Gợi ý:

- Điệp ngữ: tụm, ôm, vào.

- Nhân hóa: Sông mở, ôm.

- So sánh: Bạn bè tôi với bầy chim non.

Thể hiện tình cảm xúc động, sâu nặng thiêng liêng với quê hương, bạn bè. Lời thơ trở nên sinh động, gợi tả. Thể hiện tài diễn đạt, cảm nhận tài tình của tác giả. Tác động đến người đọc tình yêu quê hương.

Thời Sênh
9 tháng 1 2019 lúc 21:55

Lối vật hóa kết hợp cùng ẩn dụ một cách hài hòa, nhuần nhị đã diễn đạt khá thành công ý nghĩ về sự thơ ngây, hồn nhiên của tuổi thơ tác giả. Trong hồi ức của ông, ngày đó, ông và bạn bè hết sức vô tư và non dại, cứ ngây thơ như “bầy chim non”. Nghệ thuật đó còn bộc lộ cả tình yêu, thái độ trìu mến của nhà thơ với những kỉ niệm thời niên thiếu. Chỉ một khổ thơ bốn câu nhưng đã nói với chúng ta bao điều về tuổi thơ tác giả. Đó là tuổi thơ hòa mình với tiếng chim trong veo, hót “ríu rít”, gắn với con cá, mặt nước, bạn bè... thật đẹp, thật đáng nhớ, đáng yêu

minh nguyet
9 tháng 1 2019 lúc 22:14

Tham khảo:

Quê hương! Tiếng gọi sao mà thiêng liêng, thân thiết quá! Mỗi khi nhắc đến tình cảm quê hương trong lòng ta chợt cảm thấy bồi hồi xao xuyến. Nhất là đối với những kẻ xa quê thì mối tình quê hương ấy càng thêm đong đầy, cháy bỏng. Dường như hình ảnh dòng sông, con đò, xóm chợ, rặng dừa...lúc nào cùng hiện hữu trong lòng.

Cũng như bao nhiêu người xa quê khác, Tế Hanh cũng mang nỗi nhớ ấy trong tâm. Từ nơi đất Bắc xa xôi, tác giả đã để lòng mình hướng về dòng sông quê yêu dấu. Và những lời thơ tha thiết mặn nồng lại cất lên trong bài "Nhớ con sông quê hương".

Chúng ta hãy cùng đến với dòng sông quê hương trong hồi ức của tác giả:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi bóng những hàng tre
Tâm hồn tôi Ta một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.

Ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu với người đọc về con sông xanh biếc nơi quê mình. Con sông ấy đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của Tế Hanh. Dòng sông xanh biếc, với "nước gương trong" đang soi tóc những "hàng tre". Một khung cảnh thật nên thơ, hữu tình. Chính nghệ thuật nhân hóa "hàng tre sợi tóc" làm cho dòng sông bỗng đẹp hơn, sinh động hẳn lên. Và tâm hồn nhà thơ như là "buổi trưa hè" tỏa ánh nắng chói chang nhất của mình để tô đẹp cho dòng sông. Nét độc đáo ở đây là nhà thơ đã so sánh tâm hồn mình như ánh sáng của trưa hè để tạo vẻ "lấp loáng" cho dòng sông.

Từ nơi phương xa, Tế Hanh gửi bài thơ của mình đến với con sông quê thủ thi tâm tình:

Chẳng biết nuớc có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm của dòng đời
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ.

Nhà thơ đang băn khoăn tự hỏi, thể hiện cả nỗi nhớ nhung da diết. Con sông ấy là con sông của quê hương, con sông của tuổi trẻ. Nó đã tắm cả đời tác giả, cho nên sông với người tình cảm mặn nồng lắm, không bao giờ phai, không bao giờ cũ, lúc nào cũng là "mối tình mới mé". Từ nơi nhà con sông quê, trong lòng nhà thơ lại dâng lên nỗi nhớ cả miền Nam yêu dấu. Sự nhớ nhung ấy đi từ cụ thể đến cái khái quát cao hơn "Sông của quê hượng, sông của tuổi thơ" và giờ lại là "sông của miền Nam nước Việt thân yêu". Khổ thơ sử dụng cậu hỏi tu từ, điệp ngữ để khắc họa nỗi niềm nhớ nhung của tác giả khiến ta bồn chồn xúc động.

Cả một khoảng trời tuổi thơ lại hiện về. Trên con sông kia đã in dấu biết bao kỉ niệm:

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông.

Đó là những thú vui đùa, nghịch ngợm trên sông. Bạn bè tụm năm, tụm bảy trong những buổi trưa hè. Hình ảnh đảo ngữ, cách nói ẩn dụ giúp ta liên tưởng được sự thân thiết gần gủi của tác giả với con sông quê. Và sự gắn bó tình cảm thân thiết ấy lại đuợc diễn đạt trong hai câu thơ độc đáo:

Tới giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ.

Đó là mối tình nồng đối với con sông, nghệ thuật nhân hóa cùng phép đối trong hai câu thơ đã diễn tả được điều ấy. "Tôi ôm nước - nước ôm tôi" thật là không thể gì tách rời được. Đến lúc trưởng thành bạn bè chia tay mỗi người một ngả, tác giả lại phải đi theo tiếng gọi của non sông "Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến". Vì nhiệm vụ thiêng liêng phải lên đường chống giặc xa quê, nhưng trong tận đáy lòng nhà thơ vân giữ mãi hình ánh dòng sông xưa:

Nhưng lòng tôi như mua người gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông.

Xa quê hương đã lâu, nên nỗi nhớ càng trở nên da diết và thành thiêng liêng. Nỗi nhớ ấy luôn ở trong sâu thẳm trái tim tác giả.

Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam

Nhớ quê hương, tác giả nhớ từ cái quen thuộc bình thường, ánh sáng sắc trời, những người không quen biết.

Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết.

Những từ ngữ "nhớ không nguôi", "quên sao được", "nhớ cả" đã diễn tả được nỗi nhớ nhung tha thiết trong lòng nhà thơ mọi lúc một tăng dần. Và trung tâm nỗi nhớ ấy vẫn là hình ảnh dòng sông quê hương. Dòng sông ấy luôn hiện ra tuôn chảy dạt dào như tươi mát trong mình.

Lai láng chảy lòng tôi như suối tươi
Quê hương ơi ! Lòng tôi cũng như sóng.

Tiếng gọi "quê hương ơi !" Xụât phát từ lòng nhớ thương của Tế Hanh sao mà tha thiết quá ! Chính từ niềm thương nổi nhớ ấy mà tác giả như có thêm sức mạnh niềm tin mãnh liệt sẽ trở về quê hương, trở về với dòng sông yêu dấu.

Tôi sẽ lại lòng tôi hằng mơ ược
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương

Xen lẫn vào nỗi nhớ là cả một sự hi vọng vì ngày mai của nhà thơ. Ngày đất nước thống nhất, ngày được trở lại với dòng sông quê hương. Điệp ngữ "tôi sẽ" được lặp lại trong ba câu cuối của bài đã thể hiện mạnh mẽ niềm tin và sự quyết tâm của tác giả. Có lẽ đây cũng là ước vọng của tất cả những ai đã vì đất nước mà phải xa lìa nơi chôn nhau cắt rốn của minh. "Tôi sẽ, tôi sẽ" lặp lại như một điệp khúc của nỗi nhớ nhung tràn đầy niềm hi vọng. Bài thơ đã kết thúc mà âm hưởng của từng lời thơ, tâm tình của người làm thơ vẫn không dứt. Vẫn "ương" trong hai câu cuối vẫn cứ kéo dài, ngân vang mãi mối tình nồng đượm đối với quê hương của tác giả.

Bài thơ với âm điệu nhẹ nhàng tha thiết, giọng thơ ngân vang kéo dài như diễn tả một tình cảm lai láng tràn đầy không bao giờ dứt. Ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, Tế Hanh đã trang trải lòng mình đối với quê hương. Nhà thơ đã có nhiều lần xa quê và có nhiều lần nhớ quê. Nhưng nỗi nhớ con sông quê lại mang cả nỗi nhớ miền Nam cùng sự quyết tâm giải phóng quê nhà, thống nhất đất nước. Nỗi nhớ trong sự chia cắt ấy nó sâu đậm làm sao !

Đây là một bài thơ đặc sắc của Tế Hanh. Đọc bài thơ ta không khỏi bồi hồi xúc động nhớ về một thời đã qua. Có những kỹ niệm vì chiến tranh phải xa quê luôn hoài vọng về quê mình với tấm lòng tha thiết nhất. Dẫu hôm nay chúng ta đã sống trong cảnh đất nước thanh bình, tác giả đã biến ước mơ thành hiện thực, nhưng mỗi lần có dịp đọc lại bài thơ ta cũng không khỏi xao xuyến trong lòng. Ta như muốn cùng tác giả hòa vào từng lời thơ để được sống lại những ký ức tuổi thơ bên dòng sông quê hương yêu dấu.


Các câu hỏi tương tự
Cừu Ngốc
Xem chi tiết
Adorable Angel
Xem chi tiết
Miko
Xem chi tiết
Nguyễn Phúc Nguyên
Xem chi tiết
Hạ Trần Lê Nhật
Xem chi tiết
Hạ Trần Lê Nhật
Xem chi tiết
Hoàng Đức Minh
Xem chi tiết
Chi Đào
Xem chi tiết
Hatsune Miko
Xem chi tiết