BẠN THAM KHẢO NHA
Một trong số nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam không thể không nhắc đến nhà thơ Xuân Quỳnh, một nhà thơ nữ nổi tiếng. Trong sáng tác của nhà thơ kể đến bài “tiếng gà trưa”, một bài thơ với nhiều tình cảm chứa chan của tình bà cháu, lồng vào đó là tình cảm gia đình, quê hương đất nước.
Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm. Bài Tiếng gà trưa được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh, trong thời kì ấy nhiều người con, người cháu phải ra đi lên chiến trường hành quân.
Bài thơ viết theo thể thơ năm tiếng có cách diễn đạt biểu cảm tự nhiên, và kết hợp hình ảnh bình dị, chân thực gắn liền với tuổi thơ, rất thân thương và sâu sắc.
Mở đầu bài thơ tác giả đã miêu tả trên đường hành quân của đoàn quân ra tiền tuyến.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Lúc đang trên đường hành quân những chú bộ đội dừng nghỉ chân bên một xóm nhỏ, nghe tiếng gà nhảy ổ, đó tiếng gà rất quen thuộc đối với mỗi người, rất thân quen, gần gũi, làm cho tâm trạng những người lính cảm thấy xao động, chân đang đi rất mỏi nhưng đã đỡ mỏi hơn để chuẩn bị cho hành trình tiếp theo, nhớ về những kí ức tuổi thơ cảm thấy như vừa mới xảy ra ngày hôm qua. Đoạn thơ làm tăng thêm thơ mộng cho bài thơ, làm dịu bớt cái nắng oi ả buổi trưa hè.
Tiếp tục với tiếng gà chính là những kỉ niệm tuổi thơ đẹp hiện khi còn thơ bé, tiếng bà nghe sao thân thương, thương nhớ đến vậy.
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu trắng
Tiếng gà chưa
Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mậy nhìn
Rồi sau này lang mặt
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Tiếng gà chưa
Tay bà khum soi chứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Với nghệ thuật điệp ngữ “tiếng gà trưa” làm nhấn mạnh những tình cảm tâm tư với kỉ niệm tuổi thơ, sử dụng những hình ảnh rất ngây thơ, hay cách mà hay bị dọa hồi bé không biết gì mà lo lắng khiến cho bài thơ thêm gần gũ. Hình ảnh người bà được khắc dấu in sâu một cách tự nhiên trong câu thơ, dành từng quả trứng chắt chiu để gà ấp, nở ra những chú gà con mới, để cuối năm bà bán mua quần áo mới cho cháu đi chơi tết, đi học.
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Cho thấy tình cảm mà người bà dành cho cháu mình rất nhiều, đó là tình cảm thiêng liêng, bà tần tảo, chắt chiu từng tí một, muốn dành những thứ tốt đẹp nhất cho đứa cháu nhỏ của mình, ngày xưa mỗi lần được mua quần áo mới đó chính là niềm vui sướng nhất mà một đứa trẻ được nhận.
Và rồi khi lớn lên trong thời kỳ đất nước đang có chiến tranh mà phải ra quân để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên cho làng xóm, hay chính là bảo vệ những hình ảnh tuổi thơ đáng nhớ.
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Tiếng gà trưa gợi nhớ đến tuổi thơ, trở lại hiện tại những người chiến sĩ muốn nhắn nhủ với bà, vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làm, và cũng vì bà, thể hiện tìm cảm sâu đậm của hai bà cháu, nhắc nhở những người cầm súng chống lại kẻ thù xâm lược để đất nước và bà mình được sống trong hòa bình.
Tiếng gà trưa đã gợi về những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước, làm ta thêm có trách nhiệm với đất nước, nhận thấy được bản thân mình cần làm gì để bảo vệ mọi người thân xung