Đề kiểm tra cuối học kì II - Địa lí 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vũ Hương Trang

BÀI TẬP ĐỊA 9

Vùng Đồng bằng sông Hồng

Trình bày đặc điểm của các nội dung sau.

1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Hồng

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng

3. Đặc điểm dân cư, xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng

4. Tình hình phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng

5. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng

B.Thị Anh Thơ
10 tháng 3 2020 lúc 0:22
. Vị trí địa lí: Giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phía Bắc và Tây Bắc Giáp với vùng Bắc Trung Bộ ở phía Nam Giáp với Vịnh Bắc Bộ ở phía Đông Giới hạn lãnh thổ: Diện tích 14,9 nghìn km2 Gồm có 10 tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam Vùng gồm đồng bằng châu thổ, dải đất rìa trung du và miền núi Bắc Bộ

2.

Sông Hồng gắn bó ngàn đời nay với dân cư của vùng đồng bằng châu thổ mang tên dòng sông này.

Tài nguyên quý giá nhất của vùng là đất phù sa sông Hồng. Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. Thời tiết mùa đông rất phù hợp với một số cây trồng ưa lạnh.

Từ 1 - 8 - 2008, Hà Tây được sáp nhập vào thành phố Hà Nội.

Tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể là các mỏ đá (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh (Hải Dương), than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình).

Nguồn tài nguyên biển đang được khai thác có hiệu quả nhờ phát triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch,...


3.

Đồng bằng sông Hồng là vùng dân cư đông đúc nhất cả nước. Mật độ dân số trung bình 1179 người/km2 (năm 2002).

Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trong vùng giảm mạnh nhưng mật độ dân số vẫn cao.

Đồng bằng sông Hồng là vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước. Với chiều dài tổng cộng hơn 3000 km, hệ thống đê điều được xây dựng và bảo vệ từ đời này qua đời khác, không chỉ là bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng mà còn là nét độc đáo cùa nền văn hoá sông Hồng, văn hoá Việt Nam.

Đồng bằng sông Hồng có một số đô thị hình thành từ lâu đời. Kinh thành Thăng Long, nay là Thủ đô Hà Nội được thành lập từ năm 1010. Thành phố cảng Hải Phòng là cừa ngõ quan trọng hướng ra vịnh Bắc Bộ.

Tuy nhiên, đời sống người dân ở Đồng bằng sông Hồng cũng còn nhiều khó khăn do cơ cấu kinh tế chuyên dịch chậm, dân số quá đông.


4.

1. Công nghiệp

Công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2. Nông nghiệp

Về diện tích và tổng sản lượng lương thực, Đồng bằng sông Hồng chỉ đứng sau Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao.

3. Dịch vụ

Nhờ kinh tế phát triển mà hoạt động vận tải trở nên sôi động. Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng.

Hà Nội, Hải Phòng đồng thời là hai trung tâm du lịch lớn ở phía bắc đất nước. Đồng bằng sông Hồng có nhiểu địa danh du lịch hấp dẫn, nổi tiếng là Chùa Hương, Tam Cốc - Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà,...

Bưu chính viễn thông là ngành phát triển mạnh ờ Đồng bằng sông Hồng.

Hà Nội là trung tâm thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, đồng thời là một trong hai trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất của nước ta.

5.

Các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng.

Các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc Bắc Ninh.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Yuu Inori
Xem chi tiết
Duyên Lê
Xem chi tiết
Bé Ơi Hong
Xem chi tiết
Bé Ơi Hong
Xem chi tiết
Duy
Xem chi tiết
Lê Ngọc Anh Thư
Xem chi tiết
Hồng Sơn Nguyễn
Xem chi tiết
Đặng Hiếu
Xem chi tiết
Bích Nguyệtt
Xem chi tiết