Bài 6: Chỉ ra lỗi sai về quan hệ từ và viết lại câu sau khi sửa lại:
a. Mặc dù em đã áp dụng nhiều phương pháp học tập nhưng em vẫn tiến bộ về môn toán.
b. Qua cuộc trưng bày hàng Việt Nam chất lượng cao cho chúng ta tin tưởng vào sự phát triển của nền kinh tế.
c. Tuy bạn Mai là người gặp nhiều khó khăn trong hoàn cảnh gia đình nghèo, cha mẹ ốm đau, ông bà già yếu và bản thân phải kiếm việc làm có tiền ăn học thành công.
d. Bà con nông dân cần đề phòng sự phá hại châu chấu.
Bài 7:
a. Tìm 5 câu tục ngữ có sử dụng nghệ thuật ẩn dụ ?
b. Tìm 5 câu tục ngữ có sử dụng nghệ thuật so sánh?
c. Hãy viết đoạn văn 8-10 câu nêu cảm nhận của em về một trong số những câu tục ngữ em vừa tìm được?
Bài 8:
“Nhiều điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Hãy tìm hiểu người xưa muốn gửi gắm điều gì qua câu ca dao trên?
các bạn làm bài nào cũng đc ko cần làm hết đâu nhé . thank you
Bài 6: Chỉ ra lỗi sai về quan hệ từ và viết lại câu sau khi sửa lại:
a. Mặc dù em đã áp dụng nhiều phương pháp học tập nhưng em vẫn tiến bộ về môn toán.
b. Qua cuộc trưng bày hàng Việt Nam chất lượng cao cho chúng ta tin tưởng vào sự phát triển của nền kinh tế.
c. Tuy bạn Mai là người gặp nhiều khó khăn trong hoàn cảnh gia đình nghèo, cha mẹ ốm đau, ông bà già yếu và bản thân phải kiếm việc làm có tiền ăn học thành công.
d. Bà con nông dân cần đề phòng sự phá hại (viết lại hoại) châu chấu.
Bài 8:
1/ Mở bài:
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạttình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
2/ Thân bài:
a) Giải thích:
Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật làsâu sắc.
-“Nhiễu điều” là tấm vải đỏ;
-“giá gương” là giá đỡ tấm gương.
Nghĩa đen : Hình ảnh“Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạchvà làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương.
- “Phủ lấy” nhắc nhở, thểhiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều.
+ Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở.
+ Lấy nghĩa bóng đó, dângian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương,đùm bọc, che chở cho nhau:
“Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Đó làmột lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.
b)Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau?
- Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em.
-Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử.
- Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó vớinhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đógặp khó khăn hoạn nạn.
- Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phảihoà nhập vào cộng đồng.
- Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.
- Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượtqua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹphơn.
-Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta.
- những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèokhó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về vớicuộc sống bình thường.
c)Chúng ta phải làm thế nào để phát huy được đạo lí tốt đẹp đó?
-Chúng ta cần tránh quan điểm : “Đèn nhà ai người ấy rạng.”, có thái độ dửng dưng đứng trướcnỗi đau khổ của họ hàng, làng xóm, dân tộc.
- Yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện thì đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đángtrân trọng.
- Để phát huy được đạo lí tốt đẹp của nhân dân Việt Nam .
- Chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn với thái độ chân thành, kịp thời.
- Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoànkết dân tộc.
3. Kết Bài:
Mỗi người cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
Chúc bạn học tốt!