Bài 6: Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong các câu thơ sau:
a) Đuề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) b) Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. (Nguyễn Du, Truyện Kiều)Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu in đậm sau cho biết tác dụng của phép tu từ ấy A)Có đất nước nào kì diệu đến thế không? Trong hoạn nạn càng chở che đùm bọc Cơn hồng thủy làm miền Trung phải khóc Triệu trái tim cả dân tộc hướng về Từ thị thành đến khắp các vùng quê Đã cùng nhau nhường cơm sẻ áo Những chai nước, thùng mì tôm , nhúm gạo Đang gửi về vùng mưa bão miền Trung B)Một bếp lửa chờn vờn sương sớm một bếp lửa ấp iu nồng đượm cháu thương bà biết mấy nắng Sương Giúp mình với ạ
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
[...]Chợt hiện về thăm thẳm núi non kia
Dưới lá là hầm, là tăng, là võng
Là cơn sốt rét rừng vàng bủng
Là muỗi, vắt, bom, mìn, vực sâu, đèo trơn…
Những đoàn quân đi xuyên Trường
Ngủ ôm súng suốt cả thời tuổi
Đêm trăn trở đố nhau: Bao giờ về thành phố?
Con tắc kè nghe, nhanh nhẩu nói: Sắp về!
[...]Qua hai mùa thay lá những hàng me
Cái tết hòa bình thứ ba đã tới
Chao ôi nhớ tết rừng không hương khói
Đốt nhang lên
Chợt hiện tiếng tắc kè
Tôi giật mình
Nghe
Có ai nói ở cành me:
Sắp về!...
(Nghe tắc kè kêu trong thành phố - Nguyễn Duy)
a. Qua hồi tưởng của nhân vật trữ tình, em hiểu gì về những người chiến sĩ Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ?
b. Chỉ ra từ láy được sử dụng trong đoạn 1 bài thơ.
c. Ở khổ 1 của đoạn thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
d.Chỉ ra thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn thơ sau:
[…] Qua hai mùa thay lá những hàng me
cái tết hoà bình thứ ba đã tới
chao ôi nhớ tết rừng không hương khói
đốt nhang lên
chợt hiện tiếng tắc kè
e. Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận sâu sắc của em khi đọc đoạn thơ trên.
Trong bài thơ" Thuật hứng 24" của Nguyễn Trãi có viết hai câu thơ:" Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc Thuyền chở yên hà nặng vạy then"
a) Hai câu thơ trên gợi em liên tưởng đến ha câu thơ nào trong bài " Đoàn thuyền đánh cá"? Vì sao lại có sự liên tưởng đó?
b) Bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá" có rất nhiều câu thơ có từ " hát". Hãy chép lại những câu thơ có từ " hát". Có thể coi từ "hát" là nhãn tự của bài thơ không? Vì sao?
c)Hình ảnh "Câu hát căng buồm cùng gió khơi" được tạo bởi biện pháp nghệ thuật nào? Hình ảnh ấy giúp em cảm nhận được nét đẹp gì trong tâm hồn người lao động?
Ai trả lời nhanh mik tick cho!!!
tìm và phân tích giá trị biểu hiện của các từ láy trong những câu thơ dưới đây:
a. long lanh đáy nước in trời ,
thành xây khói biếc non phơi óng vàng
( TK- Nguyễn Du)
b. trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
(Thu vịnh- Nguyễn Khuyễn )
c, một bếp lửa chờn vờn sương sớm
một bếp lửa ấp ưu nồng đượm
cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
(bếp lửa- Bằng Việt)
Câu 1: Trong các từ in đậm sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển:
- Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu (1) đội nón dấu, vai mang súng dài. (ca dao)
- Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu (2) nghênh nghênh. (Lượm - Tố Hữu)
- Đầu (3) tường lửa lựu lập lòe đơm bông. (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- Đầu (4) súng trăng treo. (Đồng Chí - Chính Hữu)
Câu 1 : tìm từ láy trong các câu thơ sau
a/ Buồm trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
( Nguyễn Du - Truyện Kiều )
b/ Buồn trong nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
( Nguyễn Du - Truyện Kiều )
Câu 2 :
a/ Chọn 2 trong 4 thuật ngữ sau : nhân hóa , so sánh , từ đồng âm , từ đồng nghĩa điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm
.................................... là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
....................................là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt
b/ Chọn 2 trong 4 thuật ngữ sau : điệp ngữ , nói quá , từ tượng hình , từ tượng thanh điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm
........................................ là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên , của con người
.......................................... là cách lặp lại từ ngữ ( hoặc cả câu ) để làm nổi bật ý , gây cảm xúc mạnh
Câu 3 :
a. tự đặt một câu có sử dụng một biện pháp tu từ . Chỉ rõ và gọi tên biện pháp tu từ đó ?
b. tự đặt một câu có một từ dùng theo nghĩa chuyển . Gạch chân dưới từ đó và cho biết nó được chuyển nghĩa theo phương thức nào ?
Hãy đọc câu văn viết về thể cáo của một bạn học sinh, rồi nhận xét xem bạn ấy dùng từ đã hoàn toàn chính xác chưa? Hãy chữa lại cho chính xác những từ mà bạn dùng còn sai nghĩa:
Cáo là thể văn bàn luận mà vua chúa hoặc người cầm đầu phong trào dùng để tuyên cáo thành quả của một công việc mới hoàn toàn.
giúp em ạ :(
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10. KIÊN GIANG. (mk gửi cho các bn tham khảo, không cần lời giải đâu ạk ^.^)
câu1. đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới:(1,5 điểm)
a) gia đình có bảy,tám miệng ăn
b) Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
các từ in đậm trong các ngữ liệu trên, từ nào đc dùng theo ngĩa gốc,từ nào đc dùng theo ngĩa chuyển ? chỉ ra phương thức chuyển ngĩa.
câu2. đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: (1,5 điểm)
từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dương qua đường
a) khổ thơ trên đc trích trong tác phẩm nào? của ai?
b) chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp tu từ trong 2 câu thơ
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
câu3. hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ)bàn về vai trò, ý ngĩa của lời xin lỗi (2 điểm)
câu4. cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật ah thanh niên trong truyện ngắn lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long