Ôn tập Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Chu Hải Anh

Bài 4: Cho tam giác DEF có DE = DF = 5cm, EF = 6cm. Gọi I là trung điểm của EF.

a) Chứng minh tam giác DEI = tam giác DFI

b) Tính độ dài đọan DI

c) Kẻ IH vuông góc với DE (H thuộc DE). Kẻ IJ vuông góc với DF (J thuộc DF). Chứng minh: tam giác IHJ là tam giác cân.

d) Chứng minh: HJ song song EF.

Bài 5: Cho tam giác ABC vuông tại A , BD là phân giác của góc B . Vẽ DI vuông góc với BC (điểm I thuộc BC) . Gọi K là giao điểm của hai đường thẳng DI và AB.

a) Chứng minh : tam giác ABD = tam giác IBD.

b) Chứng minh : BD vuông góc AI.

c) Chứng minh : DK = DC.

d) Cho AB = 6 cm ; AC = 8 cm . Hãy tính IC = ?

Bài 6: Cho Tam giác DEF. Gọi M là trung điểm của EF. Qua E, vẽ đường thẳng vuông góc với DE cắt DM tại K. Trên đoạn thẳng DM lấy điểm I sao cho MI = MK.

a) Chứng minh: tam giác EMK = tam giác FMI

b) Chứng minh: FI vuông góc DE.

Bài 7. Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC) . Trên tia đối của tia AB, lấy điểm E sao cho AE = AC. Trên tia đối của tia AC, lấy điểm D sao cho AD = AB.

a) Chứng minh: tam giác ABC = tam giác ADE.

b) Vẽ AH vuông góc BC tại H. Chứng minh: tam giác BAH = tam giác ACH.

c) Tia HA cắt DC tại K. Chứng minh: K là trung điểm của DE.

d) Chứng minh: BD // CE và BD + CE = BE.

Bài 8. Cho tam giác ABC vuông tại A.Vẽ đường cao AH. Trên nửa mặt phẳng bờ AB không chứa điểm H vẽ tia Ax sao cho góc BAx= góc BAH. Gọi tia AY là tia đối của tia Ax. Vẽ BD và CE vuông góc với đường thẳng xy (D, E thuộc xy). Chứng minh:

a) Tia AC là tia phân giác của góc Hay.

b) BD+CE=BC và A là trung điểm của DE.

c) HD vuông góc với HE.

Bài 9*. Cho tam giác ABC vuông tại A, vẽ AH vuông góc BC tại H. Tia phân giác của góc HAC cắt cạnh AC tại D, E là điểm trên cạnh AB sao cho BE = BH. Chứng minh rằng: EH // AD.

Bài 10*. Cho tam giác ABC, có BH vuông góc AC tại H và BH = 1/2AC và góc BAC bằng 75 độ. Chứng minh rằng tam giác ABC cân tại C.

Bài 11.

Cho tam giác ABC cân tại A (AB > BC). Vẽ BDvuông gócAC tại D, CEvuông góc AB tại E.

a) Chứng minh rằng : tam giác DAB = tam giác EAC và tam giác ADE cân.

b) Gọi H là giao điểm của BD và CE. Chứng minh rằng : AH là tia phân giác của góc BAC.

c) Chứng minh rằng : AH > CH.

Bài 12. Cho góc nhọn xAy < 60 độ. Trên các tia Ax, Ay lần lượt lấy hai điểm B, C sao cho AB = AC và AB > BC. Vẽ BM vuông góc AC tại M, CN vuông góc với AB tại N.

a) Chứng minh rằng : tam giác MAB= tam giác NAC v tam giác AMN cn.

b) Gọi K l giao điểm của BM và CN. Chứng minh rằng: AK l tia phân giác của góc BAC.

c) Chứng minh rằng : AK > CK.

nguyen thi vang
8 tháng 2 2018 lúc 22:19

Bài 4 :

D E F 6 I H J

a) Xét \(\Delta DEI,\Delta DFI\) có :

\(DE=DF\) (\(\Delta DEF\) cân tại D)

\(EI=IF\)(I là trung điểm của EF)

\(DI:chung\)

=> \(\Delta DEI=\Delta DFI\left(c.c.c\right)\)

b) Ta có : \(EI=IF=\dfrac{EF}{2}=\dfrac{6}{2}=3\left(cm\right)\)

Xét \(\Delta DIE\) vuông tại I có:

\(DI^2=ED^2-EI^2\) (định lí PITAGO)

=> \(DI^2=5^2-3^2=16\)

=> \(DI=\sqrt{16}=4\left(cm\right)\)

c) Xét \(\Delta HIE,\Delta JIF\) có :

\(\widehat{IHE}=\widehat{IJF}\left(=90^{^O}\right)\)

\(EI=EF\) (I là trung điểm của EF)

\(\widehat{HEI}=\widehat{JFI}\) (Tam giác DEF cân tại D)

=> \(\Delta HIE=\Delta JIF\) (cạnh huyền -góc nhọn)

=> \(HI=HJ\) (2 cạnh tương ứng)

Do đó: \(\Delta IHJ\) cân tại H (đpcm)

d) Xét \(\Delta DHI,\Delta DJI\) có:

\(HI=IJ\) (tam giác HIJ cân tại H)

\(\widehat{DHI}=\widehat{DJI}\left(=90^o\right)\)

DI : Chung

=> \(\Delta DHI=\Delta DJI\left(c.g.c\right)\)

=> \(\Delta DHJ\)cân tại D

Ta có : \(\widehat{DHJ}=\dfrac{180^{^O}-\widehat{D}}{2}\left(1\right)\)

Xét \(\Delta DEF\) cân tại D(gt) có :

\(\widehat{DEF}=\dfrac{180^{^O}-\widehat{D}}{2}\left(2\right)\)

Từ (1) và (2) => \(\widehat{DHJ}=\widehat{DEF}\left(=\dfrac{180^o-\widehat{D}}{2}\right)\)

Mà thấy : 2 góc này ở vị trí đồng vị

=> \(HJ//EF\)

=> đpcm

nguyen thi vang
9 tháng 2 2018 lúc 13:55

A B C I 6 8 D K

a) Xét \(\Delta ABD,\Delta IBD\) có :

\(\widehat{BAD}=\widehat{BID}\left(=90^{^O}\right)\)

\(BD:Chung\)

\(\widehat{ABD}=\widehat{IBD}\) (BD là phân giác của \(\widehat{B}\) )

=> \(\Delta ABD=\Delta IBD\) (cạnh huyền - góc nhọn) (*)

b) Xét \(\Delta ABI\) có :

\(AB=BI\) [từ (*)]

=> \(\Delta ABI\) cân tại B

Lại có : BD là phân giác trong \(\Delta ABI\)

Suy ra : BD đồng thời là trung trực trong \(\Delta ABI\)

=> \(BD\perp AI\) (đpcm)

c) Xét \(\Delta ABC,\Delta IBK\) có :

\(\widehat{B}:Chung\)

\(AB=BI\) (từ *)

\(\widehat{BAC}=\widehat{BIK}\left(=90^{^O}\right)\)

=> \(\Delta ABC=\Delta IBK\) (cạnh huyền - góc nhọn)

=> \(\widehat{BCA}=\widehat{BKI}\) (2 góc tương ứng)

Xét \(\Delta BDK,\Delta BDC\) có :

\(\widehat{DBK}=\widehat{DBC}\) (BD là tia phân giac của góc B)

\(BD:Chung\)

\(\widehat{BKD}=\widehat{BCD}\) (do \(\widehat{BCA}=\widehat{BKI}\) )

=> \(\Delta BDK=\Delta BDC\left(g.c.g\right)\)

=> \(DK=DC\)(2 cạnh tương ứng)

=> đpcm

nguyen thi vang
9 tháng 2 2018 lúc 16:15

Bài 6 :

D E F K M I

a) Xét \(\Delta EMK,\Delta FMI\) có:

\(EM=MF\) (M là trung điểm của EF)

\(\widehat{EMK}=\widehat{FMI}\) (đối đỉnh)

\(IM=MK\left(gt\right)\)

=> \(\Delta EMK=\Delta FMI\left(c.g.c\right)\) (*)

b) Từ (*) ta có :

\(\widehat{KEM}=\widehat{IFM}\) (2 góc tương ứng)

Mà thấy : 2 góc này ở vị trí so le trong

=> \(FI//EK\) (1)

Theo giả thiết có : \(EK\perp DE\) (2)

Từ (1) và (2) => \(FI\perp DE\)

Ta có đpcm.

Văn Thắng Hồ
15 tháng 5 2018 lúc 12:19

bai 9 hinh tu ve

Giai