Ôn tập toán 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Alayna

Bài 3:Cho tam giác cân ABC cân tại A (AB = AC). Gọi D, E lần lượt là trung điểm của AB và AC.

a) Chứng minh ΔABE = ΔACD .

b) Chứng minh BE = CD.

c) Gọi K là giao điểm của BE và CD. Chứng minh ΔKBC cân tại K.

d) Chứng minh AK là tia phân giác của góc ∠BAC

Bài 4: Cho góc nhọn xOy và N là một điểm thuộc tia phân giác của góc xOy. Kẻ NA vuông góc với Ox (A ∈ Ox), NB vuông góc với Oy (B ∈ Oy)

a) Chứng minh: NA = NB.

b) Tam giác OAB là tam giác gì? Vì sao?

c) Đường thẳng BN cắt Ox tại D, đường thẳng AN cắt Oy tại E. Chứng minh: ND = NE.

d) Chứng minh ON ⊥ DE

Bài 6: Cho tam giác ABC cân tại A, Kẻ AH⊥BC (H ∈ BC)

a) Chứng minh góc ∠BAH = ∠CAH

b) Cho AH = 3 cm, BC = 8 cm. Tính độ dài AC.

c) Kẻ HE ⊥ AB, HD ⊥ AC . Chứng minh AE = AD.

d) Chứng minh ED // BC.

Aki Tsuki
4 tháng 3 2017 lúc 23:06

Bài 3: Ta có hình vẽ sau:

A B C D E K 1 1

a/ Vì AB = AC (gt) mà D, E lần lượt là t/điểm của AB, AC

=> AD = AE = BD = CE

Xét \(\Delta ABEvà\Delta ACD\) có:

AB = AC (gt)

\(\widehat{A}:chung\)

AE = AD (cmt)

\(\Rightarrow\Delta ABE=\Delta ACD\left(c-g-c\right)\left(đpcm\right)\)

b/ Vì \(\Delta ABE=\Delta ACD\left(ýa\right)\)

\(\Rightarrow BE=CD\) (c t/ứng)(đpcm)

c/ Xét \(\Delta BDCvà\Delta CEB\) có:

BC: chung

BD = CE (đã cm)

CD = BE (ý b)

=> \(\Delta BDC=\Delta CEB\left(c-c-c\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{BDC}=\widehat{CEB}\) (g t/ứng)

Xét \(\Delta BDK\)\(\Delta\)CEK có:

\(\widehat{BDC}\) = \(\widehat{CEB}\) (cmt)

BD = CE (đã cm)

\(\widehat{B_1}=\widehat{C_1}\) (g t/ứngs do \(\Delta\)ABE = \(\Delta\)ACD)

=> \(\Delta\)BDK = \(\Delta\)CEK (\(g-c-g\))

=> BK = CK (c t/ứng)

=> \(\Delta\)KBC cân tại K (đpcm)

d/ Xét \(\Delta ABK\)\(\Delta\)ACK có:

AK: chung

AB = AC (gt)

BK = CK (đã cm)

=> \(\Delta\)ABK = \(\Delta\)ACK (\(c-c-c\))

=> \(\widehat{BAK}\) = \(\widehat{CAK}\) (g t/ứng)

=> AK là tia p/g của goác BAC (đpcm)

Nguyễn Trần Thành Đạt
4 tháng 3 2017 lúc 23:11

Bài 3:

Vẽ hình:

B C M K A D E

Chứng minh:

a) Xét \(\Delta ABE\)\(\Delta ACD\), có:

AB= AC (\(\Delta ABC:\) cân tại A).

\(\widehat{BAC}:chung\)

AE= AD ( AB= AC, AE= 1/2 AC, AD= 1/2 AB).

=> \(\Delta ABE=\Delta ACD\left(c.g.c\right)\)

b) => BE= CD (2 cạnh tương ứng).

c) => \(\widehat{DBK}=\widehat{ECK}\) (2 góc tương ứng)

Xét \(\Delta BDK\)\(\Delta CEK,có:\)

\(\widehat{DBK}=\widehat{ECK}\) ( chứng minh trên)

\(BD=CE\) ( AB= AC, BD= 1/2 Ab, CE= 1/2 AC)

\(\widehat{DKB}=\widehat{EKC}\left(đốiđỉnh\right)\)

=> \(\Delta BDK=\Delta CEK\left(g.c.g\right)\)

=> KB= KC (2 cạnh tương ứng).

Xét \(\Delta KBC,có:\)

KB= KC (chứng minh trên).

=> \(\Delta KBCcântạiK\)

d) Xét \(\Delta ABM\)\(\Delta ACM,có:\)

AB= AC (gt)

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\) (\(\Delta ABCcântạiA\)).

AM đi qua K => AM là đường trung tuyến của \(\Delta ABC\) hay nói cách khác \(BM=CM\)

=> \(\Delta ABM=\Delta ACM\left(c.g.c\right)\)

=> \(\widehat{BAM}=\widehat{CAM}\) (2 góc tương ứng). (1)

Mặt khác, ta lại có:

\(AM\) nằm giữa AB và AC. (2)

Từ (1) và (2) => AK là phân giác \(\widehat{BAC}\).

qwerty
4 tháng 3 2017 lúc 21:34

Đăng từng bài thôi bạn!


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Mai Nhan Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
Xem chi tiết
phương
Xem chi tiết
Duy Anh Vũ
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Huỳnh Ngọc Anh
Xem chi tiết
Kamui
Xem chi tiết