bài 2: tính thống nhất chủ đề của văn bản
Câu hỏi 1. Căn cứ vào đâu mà em biết văn bản Tôi di học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đẩu tiên ? (Chú ý nhan đề, các từ ngữ và các câu trong vãn bản viết về những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên.)
Câu hỏi 2. Văn bản Tôi di học tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
Câu hỏi 3. Từ việc phân tích trên, hãy cho biết : Thế nào là tính thống nhất về chủ đé của văn bản ? Làm thế nào để bảo đảm tính thống nhất đó ?
- Các bạn ơi giúp mình bài này mới
1)
Gợi ý: Chú ý các từ ngữ, chi tiết nêu bật ấn tượng sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên; cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi đến trường, khi cùng các bạn đi vào lớp và trong buổi học đầu tiên: + nao nức, mơn man, những cảm giác trong sáng ấy, tưng bừng rộn rã,… + trang trọng, đứng đắn, lo sợ vẩn vơ, bỡ ngỡ, ngập ngừng e sợ, rụt rè, chơ vơ, vụng về lúng túng, run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp, như thấy quả tim tôi ngừng đập, giật mình và lúng túng, nặng nề một cách lạ, thấy xa mẹ, … + Chi tiết đánh rơi vở; con đường quen nhưng tự nhiên lại thấy lạ; cảm nhận khác nhau về ngôi trước buổi tựu trường và trong buổi tựu trường; khóc nức nở khi ông đốc trường gọi tên; hình ảnh con chim con; …3)Một văn bản nào đó được xem là đảm bảo tính thống nhất chủ đề khi nó chỉ biểu đạt đối tượng và vấn đề chính đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.