Bài 1:Một người đưa 1 vật nặng 500N lên sàn ô tô cao 1,2 m
1 Tính công kéo trực tiếp của người đó.
2.Nếu người đó dùng 1 tấm ván dài 4,8 m làm mp nghiêng để đưa vật lên:
a.Tính lực kéo trên tấm ván (bỏ qua ma sát)
b.Tính công suất hoạt động của người đó.Biết thời gian kéo là 12s
c.Thực tế ,do có ma sát nên người đó phải dùng 1 lực kéo 150N để kéo vật. Tính lực ma sát và hiệu suất khi sử dụng mặt phẳng nghiêng.
Bài 2: Tính nhiệt lượng cần thiết để cho miếng đồng có klg 400g ở nhiệt độ \(25^0C\) tăng đến \(180^0C\) . Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K
Bài 3:Người ta thả miếng đồng sau khi đun tới \(175^0C\)vào 1 thau nhôm có klg 80g chứa 2kg nước ở \(20^0C\) . Hỏi khi có cân bằng nhiệt thì nước nóng thêm bao nhiêu độ? Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880J/kg.K và 4200J/kg.K
Bài 4: Có 1 nhiệt lượng 210 kJ thì có thể làm cho 5kg nước tăng thêm bao nhiêu độ?
Bài 5: Với nhiệt lượng 380kJ thì có thể làm cho bao nhiêu kg đồng tăng thêm \(20^0C.\)
Bài 1
1, Tóm tắt:
P= 500N
h= 1,2m
Công trực tiếp của người đó:
A= P*h= 500*1,2= 600(J)
2, Nếu bỏ qua ma sát, ta có điều kiện cân bằng của mặt phẳng nghiêng:
P*h= F*l
<=> 500*1,2= F*4,8
F= 125(N)
Công suất của người đó:
P= \(\dfrac{A}{t}\)= \(\dfrac{600}{12}\)= 50(W)
Bài 2
Tóm tắt:
m= 400g= 0,4kg
t1= 25°C
t2= 180°C
C= 380J/kg.K
Nhiệt lương cần thiết để miếng đồng nóng tới 180°C là:
Q= m*C*\(\Delta t\)= 0,4*380*(180-25)= 23560(J)
Bài 4:Ta có :Q=210kJ=210000J
Với nhiệt lượng như trên có thể làm cho 5kg nước tăng thêm nhiệt độ là:
Q=m.c.\(\Delta\)t=>\(\Delta\)t=\(\dfrac{Q}{m.c}\)=\(\dfrac{210000}{5.4200}\)=10(*C)
Vậy nhiệt độ 5kg nước tăng thêm là 10*C
Bài 5: Ta có Q=380kJ=380000J
Với nhiệt lượng 380kJ thì có thể làm tăng thêm 20*C cho số kg đồng là:
Q=m.c.\(\Delta\)t=> m=\(\overline{\dfrac{Q}{c.\Delta t}}\)=\(\dfrac{380000}{380.20}\)=500(kg)
Vậy số khối lượng đồng cần tìm là 500kg