Ôn tập toán 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sơn Tùng như thằng dở...

Bài 1: Tính B = 1 + 2 + 3 + ... + 98 + 99

Bài 2: Tính C = 1 + 3 + 5 + ... + 997 + 999

Bài 3. Tính D = 10 + 12 + 14 + ... + 994 + 996 + 998

Phương An
25 tháng 6 2016 lúc 21:39

Bài 1: B = 1 + 2 + 3 + ... + 98 + 99

Số số hạng:

(99 - 1) + 1 = 99 (số hạng)

Tổng trên là:

(99 + 1) . (98 : 2) + 50 = 4950

Bài 2: C = 1 + 3 + 5 + ... + 997 + 999

Số số hạng:

(999 - 1) : 2 +1 = 500 (số hạng)

Tổng trên là:

(999 + 1) . (500 : 2) = 250 000

Bài 3. D = 10 + 12 + 14 + ... + 994 + 996 + 998

Số số hạng:

(998 - 10) : 2 + 1 = 495 (số hạng)

Tổng trên là:

(998 + 10) . (494 : 2) + 248 = 249 224

Đỗ Phương Uyên
25 tháng 6 2016 lúc 21:34

Bài 1: Tính B = 1 + 2 + 3 + ... + 98 + 99

B = 1 + (2 + 3 + 4 + ... + 98 + 99).

Ta thấy tổng trong ngoặc gồm 98 số hạng, nếu chia thành các cặp ta có 49 cặp nên tổng đó là:

(2 + 99) + (3 + 98) + ... + (51 + 50) = 49.101 = 4949

Khi đó B = 1 + 4949 = 4950

Ta có thể tính tổng B theo cách khác như sau:

Các dạng toán nâng cao lớp 7

Bài 2: Tính C = 1 + 3 + 5 + ... + 997 + 999

Từ 1 đến 1000 có 500 số chẵn và 500 số lẻ nên tổng trên có 500 số lẻ. Áp dụng các bài trên ta có C = (1 + 999) + (3 + 997) + ... + (499 + 501) = 1000.250 = 250.000 (Tổng trên có 250 cặp số)

Bài 3. Tính D = 10 + 12 + 14 + ... + 994 + 996 + 998

Ta có:

10 = 2.4 + 2

12 = 2.5 + 2

14 = 2.6 + 2

...

998 = 2 .498 + 2

Tương tự bài trên: từ 4 đến 498 có 495 số nên ta có số các số hạng của D là 495, mặt khác ta lại thấy:  495 = (998 - 10)/2 + 1 hay số các số hạng = (số hạng đầu - số hạng cuối) : khoảng cách rồi cộng thêm 1

Khi đó ta có:

 D = 10 + 12 = ... + 996 + 998

+D = 998 + 996  ... + 12 + 10

 

 2D = 1008  1008 + ... + 1008 + 1008

2D = 1008.495 → D = 504.495 = 249480

Thực chất  D = (998 + 10).495 / 2

Qua các ví dụ trên, ta rút ra một cách tổng quát như sau: Cho dãy số cách đều u1, u2, u3, ... un (*), khoảng cách giữa hai số hạng liên tiếp của dãy là d.

Khi đó số các số hạng của dãy (*) là: 

Tổng các số hạng của dãy (*) là: 

Đặc biệt từ công thức (1) ta có thể tính được số hạng thứ n của dãy (*) là: un = u1 + (n - 1)d
Hoặc khi u1 = d = 1 thì 

Nguyễn Thị Anh
25 tháng 6 2016 lúc 21:48

Hỏi đáp Toán

Ngọc Mai
26 tháng 6 2016 lúc 9:57

Bài 1: 

Ta có: B = 1 + 2 + 3 + ... + 98 + 99

Ta thấy tổng B là 1 dãy số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 99

=> B có 99 số hạng

=> Tổng B có giá trị là:

(99 + 1) . 99 : 2 = 4950

Vậy B = 4950

Bài 2:

Ta có: C = 1 + 3 + 5 +...+ 997 + 999

Tổng C có số số hạng là:

(999 - 1) : 2 + 1 = 500 ( số hạng )

Tổng C có giá trị  là:

(999 + 1) . 500 : 2 = 250000

Vậy C = 250000

Bài 3:

Ta có:  D = 10 + 12 + 14 + ... + 994 + 996 + 998

Tổng D có số số hạng là:

(998 - 10) : 2 + 1 = 495 (số hạng)

Tổng D có giá trị là:

(998 + 10) . 495 : 2 = 249480

Vậy D = 249480

Chuk pạn hok tốt!vui


Các câu hỏi tương tự
Phạm Phương Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Hoàng Yến
Xem chi tiết
Hoàng Vũ Ngọc Liên
Xem chi tiết
Đỗ Minh Quang
Xem chi tiết
Ánh Sao
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Băng
Xem chi tiết
Hot girl Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Aran-atakami
Xem chi tiết
agelina jolie
Xem chi tiết