Chương I. Các loại hợp chất vô cơ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
duy Nguyễn

bài 1: Nhận biết bằng 2 hóa chất đơn giản:

a, 9 chất rắn: Ag2O , BaO, MgO, MnO2, Al2O3, FeO, Fe2O3, CaCO3, CuO

b, nêu phương pháp hóa học để nhận biết các khí : Cl2, CO2, CO, SO2, SO3

bài 2: phân biệt không dùng thuốc thử: AgNO3, CuCl2, NaNO3, HBr

Thien Tu Borum
19 tháng 9 2017 lúc 19:57

Hai thuốc thử là H2O , HCl đặc nóng
- Nhận BaO tan trong H2O tạo Ba(OH)2
- Dùng Ba(OH)2 nhận Al2O3:
-> Al2O3 tan được trong Ba(OH)2 theo phản ứng:
Al2O3 + Ba(OH)2 -> Ba(AlO2)2 + H2O

- Dùng HCl đặc nóng nhận biết được
+ Ag2O : Ag2O + 2HCl -> 2AgCl (kết tủa trắng hóa đen trong không khí) + H2O
+ CuO : CuO + 2HCl -> CuCl2 (dung dịch màu xanh lam) + H2O
+ CaCO3 : CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 + CO2 (khí không màu) + H2O
+ MnO2 : MnO2 + 4HCl (đặc, nóng) -> MnCl2 + Cl2 (khí vàng lục) + 2H2O (nếu không là HCl đặc nóng thì sẽ không phản ưng)

-> Còn MgO, FeO, Fe2O3 tan trong HCl tạo thành các dung dịch khó phân biệt màu và không có khí thoát ra là MgCl2, FeCl2, FeCl3. Theo mình đối với các loại dung dịch trên để phân biệt ta cho Ba(OH)2 vào (không tính là 1 thuốc thử vì đây là chất mình có sẵn khi cho BaO vào H2O):
+ Tạo kết tủa Mg(OH)2 màu trắng : MgCl2 -> MgO
+ Tạo kết tủa Fe(OH)2 màu trắng không bị bị hóa nâu đỏ trong không khí ẩm: FeCl2 -> FeO
+ Tạo kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ : FeCl3 -> Fe2O3


Các câu hỏi tương tự
duy Nguyễn
Xem chi tiết
hoang dan lê
Xem chi tiết
Song Hàn
Xem chi tiết
đậu văn khoa
Xem chi tiết
Nhật Tô Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Tú
Xem chi tiết
khai hinh ly
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Meliodas
Xem chi tiết