Bài 1: Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt.
a/ Hãy xác định số p, số n và số e trong nguyên tử X.
b/ Hãy viết tên, kí hiệu hóa học và tính nguyên tử khối của X
c/ Tính khối lượng tuyệt đối (theo đơn vị gam) của nguyên tử X
Bài 2: Nguyên tử M có số n nhiều hơn số p là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10.
a/ Hãy xác định số p, số n và số e trong nguyên tử X
b/ Hãy viết tên, kí hiệu hóa học và tính nguyên tử khối của X
c/ Tính khối lượng tuyệt đối (theo đơn vị gam) của nguyên tử M
Bài 3: Một nguyên tử R có tổng số các hạt trong p, n, e là 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt.
a/ Hãy xác định số p, số n và số e trong nguyên tử R
b/ Hãy viết tên, kí hiệu hóa học và tính nguyên tử khối của nguyên tố R
Bài 1
Gọi p, n, e lần lượt là số proton, nơtron và electron
a) Theo bài ra ta có:
\(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=52\\p+e-n=16\end{matrix}\right.\)⇔\(\left\{{}\begin{matrix}2p+n=52\\2p-n=16\end{matrix}\right.\)
⇔ p = e = 17 ; n = 18
b) _X là Clo
_Kí hiệu hóa học : \(Cl\)
_Nguyên tử khối 35,5
c) Khối lượng tuyệt đối
mp + me + mn = 1,6726. 10-27. 17 + 9,1094. 10-31.17 + 1,6748. 10-27. 18 ≈ 5,8596. 10-26 kg ≈ 5,8593. 10-23 g.
Bài 3
Gọi p, n, e lần lượt là số proton, nơtron và electron
a) Theo bài ra ta có:
\(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=115\\p+e-n=25\end{matrix}\right.\)⇔\(\left\{{}\begin{matrix}2p+n=115\\2p-n=25\end{matrix}\right.\)
⇔ p = e = 35 ; n = 45
b) _X là Brom
_Kí hiệu hóa học : Br
_Nguyên tử khối 80
Bài 1
Gọi p, n, e lần lượt là số proton, nơtron và electron
a) Theo bài ra ta có:
\(\left\{{}\begin{matrix}n-p=1\\p+e-n=10\end{matrix}\right.\)⇔\(\left\{{}\begin{matrix}-p+n=1\\2p-n=10\end{matrix}\right.\)
⇔ p = e = 11 ; n = 12
b) _X là Natri
_Kí hiệu hóa học : Na
_Nguyên tử khối 23
c) Khối lượng tuyệt đối
mp + me + mn = 1,6726. 10-27. 11 + 9,1094. 10-31.11 + 1,6748. 10-27. 12 ≈ 3,8506. 10-26 kg ≈ 3,8506. 10-23 g.