1 người dùng 1 ròng rọc động để đưa 1 vật nặng lên cao 10m, mất thời gian 1 min. Biết lực kéo đầu dây tự do là 450N. Tính công và công suất người đó
sử dụng 1 pa lăng gồm 1 ròng rọc động và 1 ròng rọc cố định để nâng 1 bao xi măng 50kg người ta phải kéo dây đi một đoạn 18m
a) tính lực kéo, độ cao vật, công thực hiện nếu bỏ qua ma sát
b) thực tế có ma sát và hiệu suất là 83%. tính lực ma sát
Một người sử dụng một ròng rọc động kéo một vật có trọng lượng 250N từ dưới đất lên cao theo phương thẳng đứng thì phải kéo đầu dây lên một đoạn 6m
a) Khi dùng ròng rọc động để đưa vật lêncao thì ta có được lợi về công không? Giải thích?
b) Bỏ qua ma sát tính lực kéo do người tạo ra và độ cao cần kéo vật lên
Đưa một vật nặng có khối lượng 60kg lên cao 2m người ta dùng pa lăng gồm
một ròng rọc cố định và một ròng rọc động.
a) Bỏ qua ma sát và khối lượng các ròng rọc. Tính lực kéo dây, quãng đường
dịch chuyển của lực và công kéo vật bằng pa lăng.
b) Thực tế khi kéo vật do có ma sát nên hiệu suất của ròng rọc động là H 1 =
0,6, của ròng rọc cố định là H 2 = 0,8. Tính công kéo vật trong trường hợp này.
Để đưa thùng hàng nặng 40kg từ mặt đất lên lầu 1, người công nhân sử dụng hệ thống ròng rọc như hình bên thì người ấy phải kéo đâu dây xuống thêm 7m
a. Tính lực kéo do người này tạo ra ?
b. Tính độ cao đưa vật lên ?
(Bỏ qua ma sát)
Khi đưa một vật nặng 60kg lên cao 2m bằng mặt phẳng nghiêng người ta phải dùng một lực 300N.
a/ Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng?
b/ Tính công của người kéo?
c/ Tính công suất của người kéo? Biết thời gian để kéo vật lên mặt phẳng nghiêng là 50s.
d/ Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng? Biết thực tế phải dùng một lực 400N để kéo vật lên.