Bài 1 . một xe máy đi được quẫng đường S1 = 1,2 km rong thời gian t1 = 2phuts . một ô tô đi được quãng đường S2 =27km trong thời gian t2= 0,5 h
a) so sánh vận tốc của ô tô và xe máy
b) Nếu 2 xe cùng xuất phát tại 1 vị trí , chạy cùng chiều với vận tốc như trên thì sau 20 phút khoảng cách giữa 2 xe là bn mét?
Bài 2. Một cục nước đá có thể tích 360m3 nổi trên mặt nước. Tính thể tích của phần cục đá ló ra khỏi mặt nước biết khối lượng riêng của nước đá là 0.92g/cm3 , trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3
bài 1
giải
đổi 2phút=\(\frac{1}{30}h\)
a) vận tốc của xe máy là
\(V1=\frac{S1}{t1}=\frac{1,2}{\frac{1}{30}}=36\left(km/h\right)\)
vận tốc của ô tô là
\(V2=\frac{S2}{t2}=\frac{27}{0,5}=54\left(km/h\right)\)
ta thấy V1<V2 (36<54) vật vận tốc của ô tô lớn hơn vận tốc của xe máy
b) đổi 20phút=\(\frac{1}{3}h\)
khoảng cách giữa hai xe là
\(\Delta S=\left(V2-V1\right).t=\left(54-36\right).\frac{1}{3}=6\left(km\right)\)
bài 2
giải
Gọi thể tích của cả cục đá là V
Thể tích phần cục đá nổi khỏi mặt nước là V1
D1 là khối lượng riêng của nước
D2 là khối lượng riêng của đá
V = 360 cm3 = 3,6.10-4 (\(m^3\))
D2 = 0,92g/\(cm^3\) = 920kg/\(m^3\)
D1 = 1000 kg/\(m^3\)
Trọng lượng của cục đá là:
P = V.\(d_2\) = V.10\(d_2\) = 3,6.10-4.10.920= 3,312(N)
Lực đẩy Asimec tác dụng lên phần đá chìm là:
FA = Vch.\(d_1\) = (V-V1).10\(D_1\) = (3,6.10-4 - V1) .10000
Khi cục nước đá đã cân bằng nổi trên mặt nước thì
P = FA
3,312 = (3,6.10-4 - V1) .10000
=> 3,6.10-4 - V1 =3,312.10-4
=> V1 =2,88.10-5\(\left(m^3\right)\) = 28,8\(\left(cm^3\right)\)
Vậy thể tích phần đá nổi lên khỏi mặt nước là 28,8 \(cm^3\)