Bài 1: Một tàu hỏa chuyển động với lực kéo của động cơ đầu tàu là 20000N. Tính
quãng đường tàu đã chuyển động khi đầu tàu thực hiện một công 540000kJ.
Bài 2: Một người dùng Pa - lăng có 2 ròng rọc động kết hợp một ròng rọc cố định
để kéo một vật có khối lượng 20kg từ dưới đất lên cao 8m. Bỏ qua ma sát, hãy tính:
a. Công của người đã thực hiện.
b. Lực kéo của người tác dụng vào dây ròng rọc.
Bài 3: Để đưa một khối đá có khối lượng 1,5 tấn lên cao 4m những người thợ đã
dùng một mặt phẳng nghiêng dài 12m và kéo với lực kéo 8000N. Hãy tính
a. Công để kéo khối đá lên trên mặt phẳng nghiêng.
b. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
Bài 1:
540000kJ= 540000000J
\(s=\frac{A}{F}=\frac{540000000}{20000}=27000\left(m\right)\)
Bài 2:
a. \(P=10m=10.20=200\left(N\right)\)
\(A=P.h=200.8=1600\left(J\right)\)
b. Vì vật đi lên đều nên:
\(P=3T\)
\(10m=2F_k\)
\(200=2F_k\Rightarrow F_k=100\left(N\right)\)
giải
đổi 1,5tấn=1500kg
a) công để kéo khối đá lên trên mặt phẳng nghiêng
\(A=P.h=1500.10.4=60000\left(J\right)\)
b) công toàn phần để kéo vật lên cao
\(Atp=F.S=8000.12=96000\left(J\right)\)
hiệu suất của mặt phẳng nghiêng đó
\(H=\frac{A}{Atp}.100\%=\frac{60000}{96000}.100\%=62,5\%\)