Bài 1: Hòa tan 3,24g kim loại Al vào dung dịch axit Clohiđric (HCL), tạo ra nhôm clorua (AlCl3) và giải phóng khí H2.
a, Tính số mol Al phản ứng? b, Lập PTHH
c, Tính khối lượng HCL phản ứng
d, Tính thể tích khí H2 thoát ra ở đktc.
e, Tính khối lượng AlCl3 tạo ra ( bằng 2 cách ).
Bài 2: Hòa tan hết m gam kim loại Al cần dùng dung dịch có m1 gam axit Clohiđric (HCL), tạo ra m2 gam nhôm clorua (AlCl3) và giải phóng 7,392 lít khí H2 (đktc). Tính:
a, m = ? b, m2 = ? c, m1 = ? (2 cách)
Bài 3: Hòa tan hết m gam Al bằng dung dịch H2SO4, thu được 27,36 gam muối nhôm sunfat (là hợp chất Al và SO4) và giải phóng V lít khí H2 (đktc). Tính:
a, V = ? b, m = ?
c, Khối lượng H2SO4 phản ứng (2 cách).
Bài 1:
a)\(n_{Al}=\frac{3.24}{27}=0.12\left(mol\right)\)
b) 2Al + 6HCl \(\rightarrow\) 2AlCl3 + 3H2
c) Theo phương trình hóa học:
\(n_{HCl}=3n_{Al}\)
\(\rightarrow n_{HCl}=3\cdot0.12=0.36\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{HCl}=0.36\cdot36.5=13.14\left(g\right)\)
c) Theo phương trình hóa học:
\(n_{H_2}=\frac{3}{2}n_{Al}\)
\(\rightarrow n_{H_2}=\frac{3}{2}\cdot0.12=0.18\left(mol\right)\)
ở đktc:
\(V_{H_2}=22.4\cdot0.18=4.032\left(l\right)\)
câu d theo như mk nghĩ 1 cách thì áp dụng phương trình hóa học, 1 cách thì áp dụng định luật bảo toàn khối lượng nhé!!!
Bài 3:
\(n_{Al_2\left(SO_4\right)_3}\) = \(\frac{27,36}{342}\) = 0,08 (mol)
2Al + 3H2SO4 \(\rightarrow\) Al2(SO4)3 + 3H2
0,16 \(\leftarrow\) 0,24 \(\leftarrow\) 0,08 \(\rightarrow\) 0,24 (mol)
m= 0,16 . 27 = 4,32 (g)
V = 0,24 . 22,4 = 5,376 (l)
c) Cách 1:
mH2SO4 = 0,24 . 98 = 23,52 (g)
Cách 2:
Áp dụng ĐLBTKL, ta có :
mAl + mH2SO4 = mmuối + mH2
\(\Rightarrow\) 4,32 + mH2SO4 = 27,36 + 0,24 . 2
\(\Rightarrow\) mH2SO4 = 23,52 (g)